- HĐLĐ của công nhân TRONG
9. Kết cấu của luận án
2.1.5. Nhóm xã hộ
Từ điển xã hội học do Akoun và Ansart làm chủ biên đề xuất định nghĩa về nhóm như sau: "Nhóm là một tập hợp ít người hoặc nhiều người có nhiều đặc điểm xã hội giống nhau" [65, tr.247]. Theo Lewin (1951), nhóm xã hội và mơi trường của nó kiến tạo nên một "trường" rất năng động thông qua những chuẩn mực và đặc trưng riêng. Theo dịng lí thuyết tương tác, sự liên kết giữa các cá nhân trong nhóm thường thuộc về phạm trù xúc cảm, tình cảm và có ảnh hưởng tiêu cực đến q trình tương tác với nhóm khác. Nhóm thuộc tính thường được xác định qua các chỉ báo về tuổi, giới tính, nghề nghiệp, nguồn gốc xuất cư, dân tộc" [65, tr.247].
Ứng dụng định nghĩa này vào nghiên cứu, tác giả luận án xác định những công nhân đang làm việc ở KCN Thăng Long là một nhóm thuộc tính bởi vì họ chia sẻ nhiều đặc trưng giống nhau. Trên cơ sở đó, LKXH của họ được xem xét và phân tích để kiểm chứng xem nó mang đặc tính xúc cảm, tình cảm và sự chia sẻ mang tính cộng đồng hay khơng. Bên cạnh đó, nhóm lãnh đạo quản lí cũng được tìm hiểu trong mối LKXH của họ với cơng nhân bởi vì nhóm này cũng có những đặc trưng nổi bật thông qua chức năng tổ chức sản xuất, kinh doanh hàng hóa và dịch vụ của mình. Với những đặc trưng khác biệt của hai nhóm xã hội như vậy, liệu LKXH giữa họ có thực sự được bền chặt hay khơng. Đó chính là một điểm quan trọng mà luận án này quan tâm lý giải.
Tóm lại, trong nghiên cứu này, tác giả luận án tìm hiểu mối LKXH giữa hai nhóm sau: (1) nhóm thứ nhất là tồn thể cơng nhân ở KCN Thăng Long với những đặc trưng nhân khẩu - xã hội của họ và những đặc trưng liên kết của họ; (2) nhóm thứ hai là những lãnh đạo, quản lí doanh nghiệp ở KCN này với những chiến lược, mục tiêu, quy định…của họ. Sự LKXH giữa hai nhóm này càng chặt chẽ thì cơ hội phát triển của doanh nghiệp càng cao.
2.1.6. Công nhân
"Công nhân là người sản xuất, người lao động cung cấp hoạt động và/hoặc dịch vụ của mình trên thị trường lao động để kiếm sống bằng cách nhận lại một khoản thù lao, tiền công (chủ yếu là tiền lương) của chủ lao động hay người sử dụng lao động" [65, tr.379]. Cơng nhân tạo ra sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ thơng qua HĐLĐ để thực hiện các nhiệm vụ cụ thể được đóng gói vào một công việc hay chức năng do người chủ sử dụng lao động ấn định.
Khái niệm công nhân cũng cần dựa trên các tiêu chí cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, đó là:
Về nghề nghiệp, cơng nhân là những người lao động công nghiệp, trực tiếp và gián tiếp tham gia vào q trình sản xuất cơng nghiệp tạo ra giá trị vật chất cho xã hội;
Về vị trí trong quan hệ lao động, công nhân là những người lao động làm th, khơng có tư liệu sản xuất, đối lập trực tiếp với giai cấp tư sản, bị giai cấp tư sản bóc lột giá trị thặng dư;
Về địa vị trong xã hội, địa vị của công nhân gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế xã hội, sự ra đời của giai cấp tư sản, vô sản và nền sản xuất công nghiệp ngày càng phát triển về số lượng, chất lượng, đặc biệt là hàm lượng trí tuệ.
Hiện nay, cơng nhân không những làm việc trong các ngành công nghiệp truyền thống, ngành dịch vụ cơng nghiệp, mà cịn làm việc trong các ngành khoa học và kỹ thuật hiện đại, được gọi là đội ngũ cơng nhân lao động trí óc. Ngồi ra, cơng nhân cịn làm việc trong các xí nghiệp cổ phần, họ khơng cịn là những người vơ sản "trần trụi", như Mác đã định nghĩa trước đây. Do đó, có thể thấy rằng, đội ngũ công nhân hiện nay rất đa dạng. Họ có mặt trong tất cả các ngành kinh tế: cơng nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ, giao thông vận tải, xây dựng... "Công nhân lao động trong các nhà máy, công xưởng gắn với dây chuyền sản xuất công nghiệp hiện đại, tiên tiến, đó là bộ phận cơ bản, nịng cốt trong GCCN" [25, tr.92-96].
Từ những quan điểm về công nhân và đặc điểm của giai cấp công nhân, tác giả đề xuất định nghĩa: Công nhân là những người lao động làm công ăn lương
theo HĐLĐ, những người sản xuất sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong các thành phần kinh tế để được nhận từ lãnh đạo của doanh nghiệp một khoản thù lao dưới nhiều hình thức, trong đó lương là hình thức cơ bản. Cơng nhân trong định nghĩa
này đồng nghĩa với người làm công ăn lương.