Tư tưởng của Hồ Chí Minh

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 60 - 62)

- HĐLĐ của công nhân TRONG

9. Kết cấu của luận án

2.3.2.1. Tư tưởng của Hồ Chí Minh

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo học thuyết Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Hồ Chí Minh tuy khơng đưa ra định nghĩa về GCCN, nhưng trong các bài viết, nói chuyện, Người đã chỉ rõ Ai là cơng nhân? Lực lượng

nào là nịng cốt trong GCCN? Trong tài liệu "Thường thức chính trị" viết năm 1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ ra: "Tất cả những người khơng có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động mà sống, là công nhân. Bất kỳ họ lao động trong công nghiệp hay là trong nơng nghiệp, bất kỳ họ làm nghề gì, cũng đều thuộc về GCCN. "; "Chủ chốt của giai cấp ấy, là những cơng nhân ở các xí nghiệp như: nhà máy, hầm mỏ, xe lửa... Những công nhân thủ công nghệ, những người làm thuê ở các cửa hàng, những cố nông..., cũng thuộc về GCCN. Nhưng chỉ cơng nhân cơng nghệ là hồn tồn đại biểu cho cái đặc tính của GCCN" [35, tr.211-212].

Chủ tịch Hồ Chí Minh cịn phân tích và làm rõ nguyên do người lao động nghèo khổ. Dù rằng tất cả của cải vật chất trong xã hội đều do công nhân và nông dân làm ra và nhờ sức lao động của công nhân và nông dân xã hội mới tồn tại và phát triển. Nhưng họ lại suốt đời nghèo khổ, trong khi một số người không lao động lại "ngồi mát ăn bát vàng", vì những người này đã chiếm hữu tư liệu sản xuất. Số ít người chiếm hữu tư liệu sản xuất là giai cấp bóc lột, cịn số đơng cơng nhân, nơng dân là giai cấp bị bóc lột.

Ngồi ra, Người cũng khẳng định rõ vị trí, vai trị to lớn của GCCN Việt Nam trong sự nghiệp cách mạng. Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Đảng cách mạng phải hiểu rằng phong trào nơng dân, cho dù có quy mơ to lớn tới đâu đi nữa, cũng khơng mong gì giành được những thắng lợi quyết định nếu như GCCN khơng hành động" [35, tr.418]. Hay "Chỉ có GCCN là dũng cảm nhất, cách mạng nhất, ln gan góc đương đầu với bọn đế quốc thực dân. Với lý luận cách mạng tiên phong và kinh nghiệm của phong trào vô sản quốc tế, GCCN ta đã tỏ ra là người lãnh đạo xứng đáng nhất và đáng tin cậy nhất của nhân dân Việt Nam" [14, tr.9]. Đặc biệt, trong lần đến thăm và nói chuyện với các đồng chí lãnh đạo Tổng Cơng đồn Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh một lần nữa khẳng định về vị trí, vai trị của GCCN trong các giai đoạn cách mạng: "Để giành thắng lợi, cách mạng nhất định phải do GCCN lãnh đạo. Vì nó là giai cấp tiên tiến nhất, giác ngộ nhất, kiên quyết nhất, có kỷ luật nhất và tổ chức chặt chẽ nhất" [13, tr.283].

Tư tưởng của Hồ Chí Minh về đồn kết dân tộc đặc biệt là đồn kết trong cơng nhân là một vấn đề then chốt được đặt ra. "Đại đoàn kết tức là trước hết phải đoàn kết đại đa số nhân dân, mà đại đa số nhân dân ta là công nhân, nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác. Nó cũng như cái nền của nhà, gốc của cây. Nhưng đã

có nền vững, gốc tốt, cịn phải đồn kết các tầng lớp nhân dân khác" [35]. Trong chuyến thăm và nói chuyện với cán bộ, giáo viên và học viên Trường cán bộ Cơng đồn ngày 19-1-1957, Người nêu rõ: "Nội bộ cơng nhân phải đồn kết, nhà máy này phải đồn kết với nhà máy khác, cán bộ cơng nhân miền Nam và miền Bắc phải đồn kết" [35, tr.168]. Cơng nhân là lực lượng quan trọng khơng chỉ trong kháng chiến mà cịn là lực lượng tiên tiến nhất trong quá trình phát triển. Hồ Chí Minh ln nhấn mạnh tinh thần đồn kết của cơng nhân và sự giúp đỡ tương trợ lẫn nhau trong GCCN. Trong bài nói chuyện tại Hội nghị cán bộ Cơng đồn cơ sở tồn miền Bắc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Phải chủ động xây dựng quan hệ đoàn kết và phối hợp giúp đỡ nhau giữa các tổ chức và các ngành nghề, nhất là giữa Công đoàn, Giám đốc và Đoàn Thanh niên. Phải chống tư tưởng chờ đợi, ỷ lại và cục bộ. Phải có kế hoạch bồi dưỡng các anh hùng và chiến sĩ thi đua để phát huy vai trò kiểu mẫu và tác dụng đầu tàu của họ. Đối với anh em lao động trí óc và cán bộ khoa học kỹ thuật, cơng đồn phải có kế hoạch giúp đỡ họ khơng ngừng tiến bộ và thực hiện đoàn kết chặt chẽ với nhau. Như vậy với quan điểm đồn kết dân tộc nói chung, đồn kết trong GCCN nói riêng Người ln nhấn mạnh sự đồn kết giữa các nhóm cơng nhân trong doanh nghiệp. Ngày 19/5/1955, Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm nhà máy xe lửa Gia Lâm Người nhấn mạnh: Muốn thi đua cho có kết quả tốt thì phải đồn kết, phổ biến kinh nghiệm cho nhau, bền gan và cố gắng học tập... Phải đồn kết giữa cán bộ cơng nhân cũ và mới, phải nêu cao tinh thần làm chủ, khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ.

Như vậy với tư tưởng của Hồ Chí Minh tác giả có cơ sở để nghiên cứu về liên kết của công nhân trong các nhà máy xí nghiệp. Tính đồn kết này khơng chỉ là đồn kết với nhau trong lợi ích mà bên cạnh đó là những liên kết giai cấp, liên kết trên tinh thần của những người có chung tư tưởng trên tinh thần của những người vô sản. Những người công nhân luôn nêu cao tinh thần làm việc, ln là hạt nhân tích cực trong quá trình phát triển xã hội.

Một phần của tài liệu Luan an dong quyen 8-5-17 (Trang 60 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(191 trang)
w