Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG
1.3 Cơ chế của hoạt động bán khống
1.3.3.2. Hợp đồng quyền chọn
Một quyền chọn (Options) là một hợp đồng, trong đó cho phép ngƣời mua quyền chọn có quyền quyết định thực hiện giao dịch hay không thực hiện giao dịch với ngƣời
quyền của ngƣời mua quyền chọn là Mua hàng hóa thì quyền chọn gọi là quyền chọn mua, nếu quyền của ngƣời mua quyền chọn là Bán hàng hóa thì quyền chọn gọi là quyền chọn bán. Hàng hóa trao đổi có thể là cổ phiếu đơn hoặc chỉ số cổ phiếu.
Một quyền chọn còn đƣợc phân loại theo thời điểm áp dụng của ngƣời mua. Theo luật quyền chọn của Châu Âu thì NĐT chỉ có thể áp dụng tại ngày đến hạn, còn theo luật quyền chọn của Hoa Kỳ thì NĐT có thể áp dụng tại bất kì thời điểm nào trƣớc khi quá thời điểm đáo hạn.
Mức độ trao đổi đƣợc đại diện bởi đơn vị hợp đồng, thông thƣờng là 100 cổ phiếu hoặc là số đơn vị đối với chỉ số cổ phiếu.
Quyền chọn linh hoạt nhất là quyền chọn đƣợc niêm yết. Thị trƣờng giao dịch giảm thiểu rủi ro đối tác bằng cách: yêu cầu ký quỹ, tƣơng ứng với thị trƣờng hàng ngày, áp đặt kích thƣớc niêm yết, giới hạn về giá và cung cấp một trung gian nắm giữ cả hai vai trò trong một trao đổi. Đối với quyền chọn đƣợc niêm yết, thì lại khơng có u cầu ký quỹ đối với ngƣời mua quyền chọn, phí quyền chọn đƣợc trả một lần và đầy đủ. Bởi vì phí quyền chọn là số tiền tối đa mà ngƣời mua có thể mất, khoản ký quỹ là khơng cần thiết. Ngƣợc lại, ngƣời bán quyền chọn phải ký một khoản yêu cầu ký quỹ, bao gồm chi phí quyền chọn nhận đƣợc và phần trăm giá trị của hàng hóa trừ khoản dƣ lãi.
a) Quyền chọn cổ phiếu và quyền chọn chỉ số
Quyền chọn cổ phiếu là một loại quyền chọn đƣợc niêm yết mà hàng hóa mua bán
là cổ phiếu của một cơng ty nào đó.
Quyền chọn chỉ số là quyền chọn mà hàng hóa là một chỉ số cổ phiếu chứ không
phải là một cổ phiếu. Một quyền chọn bán chỉ số đem đến cho ngƣời mua quyền chọn quyền bán chỉ số cố phiếu. Không giống với quyền chọn cổ phiếu, thanh toán một quyền chọn chỉ số bằng cách giao bán toàn bộ cổ phiếu tƣơng ứng với chỉ số sẽ rất phức tạp. Quyền chọn chỉ số là hợp đồng thanh tốn bằng tiền mặt; có nghĩa nếu quyền chọn đƣợc áp dụng bởi ngƣời mua quyền chọn, ngƣời bán quyền chọn sẽ trả tiền mặt cho ngƣời mua quyền chọn.
Giá trị của quyền chọn cổ phiếu bằng giá trị chỉ số tiền mặt nhân với số đơn vị hợp đồng: Giá trị = Giá trị chỉ số * số đơn vị.
Đối với quyền chọn cổ phiếu, giá mà ngƣời mua quyền chọn có thể mua hoặc bán là giá thực hiện (strike price). Đối với quyền chọn chỉ số, chỉ số thực hiện (strike index) là giá trị chỉ số ngƣời mua quyền chọn có thể mua hoặc bán. Chỉ số thực hiện đƣợc chuyển thành giá trị bằng cách nhân chỉ số thực hiện với số đơn vị hợp đồng. Có 4 vị thế quyền chọn cơ bản: Mua một quyền chọn mua (thế giá tăng), bán một quyền chọn mua (thế giá giảm); mua một quyền chọn bán (thế giá tăng), bán một quyền chọn mua (thế giá giảm) (Ví dụ xem Phụ lục 03).
b) Bán khống và chiến lược quyền chọn cơ bản
Mua quyền chọn bán và bán quyền chọn mua cho phép NĐT kiếm lợi nếu giá của cổ phiếu hoặc chỉ số cổ phiếu giảm.
Mua quyền chọn bán đem lại cho NĐT lợi nhuận nếu giá của hàng hóa giảm. Nhƣng lợi nhuận này lại bị giảm bớt do phí quyền chọn. Do đó, so sánh với bán khống tại thị trƣờng vay mƣợn cổ phiếu, NĐT thƣờng sẽ thu đƣợc ít lợi nhuận hơn do phụ thuộc chênh lệch giữa phí quyền chọn và phí vay cổ phiếu; ngƣợc lại, thiệt hại lại chỉ giới hạn trong phí quyền chọn.
Bây giờ ta xem xét việc bán quyền chọn mua bằng phép so sánh với bán khống vay mƣợn cổ phiếu: nếu giá giảm, lợi nhuận từ bán quyền chọn mua phụ thuộc vào phí quyền chọn chứ khơng phụ thuộc vào lƣợng giá giảm. Tuy nhiên, khơng có sự hỗ trợ nếu giá hàng hóa tăng. So sánh với bán khống trong vay cổ phiếu, bán quyền chọn mua có lợi nhuận giới hạn, còn thiệt hại phải chịu khi giá tăng tuy là vơ hạn nhƣng lại ln đƣợc phí quyền chọn bù đắp.