Sự cần thiết áp dụng nghiệp vụ bán khống vào TTCK Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 65)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.1. Thị trƣờng chứng khoán Việt Nam

2.1.2.2. Sự cần thiết áp dụng nghiệp vụ bán khống vào TTCK Việt Nam

a) TTCK Việt Nam đang thiếu tính thanh khoản

TTCK Việt Nam liên tục đi xuống, với hơn 1/3 số cổ phiếu niêm yết dƣới mệnh giá, một số cơng ty niêm yết đã dần bị thơn tính…gây thiệt hại cho các nhà đầu tƣ và doanh nghiệp, điều này khiến các NĐT cả ngắn và dài hạn đang mất niềm tin vào thị trƣờng, nhiều NĐT đã không mặn mà với các buổi giao dịch, họ đã rút vốn ra khỏi thị trƣờng, chuyển sang tính theo mức lãi khơng kỳ hạn.

Nghiệp vụ bán khống sẽ mở rộng biên độ hoạt động cho NĐT, cho dù lúc này thị trƣờng đang suy thối, các cổ phiếu đang giảm giá thì NĐT vẫn có cơ hội tìm kiếm lợi nhuận, từ đó hạn chế việc rút vốn ồ ạt chuyển kênh đầu tƣ qua các thị trƣờng khác. Khi TTCK tuột dốc, nhờ có bán khống thị trƣờng sẽ sơi nổi, tránh khơng khí ảm đạm, tâm lý NĐT sẽ thoải mái hơn chứ không phải lo ngại, chán nản nhƣ hiện nay. Bán khống sẽ giúp duy trì tính thanh khoản cao hoặc chí ít cũng cải thiện tính thanh khoản của chứng khốn và do đó sẽ hạn chế các bất ổn giá cổ phiếu.

lƣợng và khối lƣợng giao dịch trên thị trƣờng sẽ tăng cao, thúc đẩy TTCK ngày càng phát triển.

b) TTCK Việt Nam thiếu các cơng cụ phịng ngừa rủi ro hiệu quả cho các nhà đầu tư

Với TTCK non trẻ và đặc biệt là ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt Nam thì rủi ro đối với NĐT rất nhiều, tuy nhiên những rủi ro đó khơng phải là khơng phịng ngừa đƣợc. Ngoài ra, do sự dè dặt của các cơ quan quản lý nhà nƣớc mà đến nay các NĐT Việt Nam vẫn đang “khát” cơng cụ phịng ngừa rủi ro bằng chứng là các công cụ này vẫn chƣa đƣợc phép triển khai trong khi nhu cầu của NĐT là khá lớn. Ở các thị trƣờng phát triển, từ lâu đã triển khai các cơng cụ tài chính phái sinh (quyền chọn, hợp đồng kỳ hạn,…), các hoạt động mua – bán khống nhƣ là các cơng cụ giúp NĐT thơng qua đó có thể hạn chế rủi ro. Tuy nhiên NĐT bằng cách nào đây khi mà cơ quan quản lý thị trƣờng chƣa trao cho họ cơng cụ để tự cứu lấy mình?

Lý thuyết đầu tƣ tài chính hiện đại đã cho thấy thị trƣờng có tính chu kỳ, khi thị trƣờng ở trong chu kỳ xuống, mọi nỗ lực làm cho nó đi lên là làm ngƣợc quy luật; thay vào đó, hãy cho NĐT cơng cụ tự bảo vệ khi giá giảm nhƣ bán khống hay quyền chọn bán, vừa không đi ngƣợc quy luật, vừa tạo ra cơ hội kinh doanh cho CTCK và NĐT.

c) Sự không cân bằng trong phát triển TTCK Việt Nam khi chưa áp dụng song song nghiệp vụ mua chứng khoán ký quỹ và nghiệp vụ bán khống chứng khoán

Nghiệp vụ mua chứng khoán ký quỹ (Margin purchase)

Về khung pháp lý quy định thực hiện nghiệp vụ mua chứng khốn ký quỹ: vừa qua Bộ Tài chính đã ban hành Thơng tƣ số 74/2011/TT-BTC ngày 01/06/2011 và Quyết định số 637/QĐ-UBCK ngày 30/08/2011 của UBCKNN hƣớng dẫn về quy chế hƣớng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khốn cho các CTCK, điều kiện để có thể cung cấp nghiệp vụ giao dịch ký quỹ là: kết quả kinh doanh có lãi trên 6 tháng gần nhất, khơng bị lỗ luỹ kế trên 50% vốn điều lệ, vốn khả dụng phải lớn hơn 150% ...Ngoài ra, hệ thống sổ sách, phần mềm kế toán phải quản lý tách bạch đƣợc tài khoản giao dịch ký quỹ với tài khoản mơi giới...

Tính đến ngày 08/12/2011, theo UBCKNN đã có 35 CTCK đƣợc chính thức cung cấp nghiệp vụ giao dịch ký quỹ; và tính đến ngày 12/10/2011 thì 153 chứng khốn khơng đƣợc phép thực hiện giao dịch ký quỹ trong đó có 97 chứng khoán niêm yết tại HNX và 56 chứng khoán niêm yết tại HOSE. Lý do là các chứng khốn này khơng đủ điều kiện do có thời gian niêm yết dƣới 6 tháng; đang ở trong diện bị cảnh báo, kiểm soát, tạm ngừng giao dịch, hủy niêm yết; chậm cơng bố Báo cáo tài chính; kết quả kinh doanh 6 tháng

Khi thực hiện nghiệp vụ mua chứng khốn ký quỹ, NĐT chỉ cần có một phần tiền trong tổng giá trị số chứng khốn đặt mua, phần cịn lại do CTCK cho vay. Sau khi giao dịch đƣợc thực hiện, số chứng khoán đã mua của khách hàng đƣợc CTCK giữ lại làm thế chấp cho khoản vay. Theo đạo luật T ở Mỹ thì tỷ lệ ký quỹ ban đầu (initial margin) là 50% giá trị của giao dịch, còn tỷ lệ ký quỹ duy trì (Maintenance margin) là 30%; cịn tại Việt Nam theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK thì tỷ lệ ký quỹ ban đầu khơng đƣợc thấp hơn 60%, còn tỷ lệ ký quỹ duy trì khơng đƣợc thấp hơn 40%.

Cho phép mở tài khoản ký quỹ đƣợc các nhà chun mơn xem nhƣ là chính thức hóa việc CTCK hỗ trợ tiền cho các NĐT theo tỷ lệ. Nhiều chuyên gia phân tích cho rằng, bên cạnh mua chứng khốn ký quỹ, cần tiếp tục mở rộng nghiệp vụ bán khống để TTCK cân bằng hơn. Nghiệp vụ bán khống thì hiểu một cách đơn giản là một nghiệp vụ ngƣợc với mua ký quỹ. Theo đó, với mua ký quỹ, NĐT có thể mua nhiều chứng khốn hơn số tiền họ có, thì với bán khống, NĐT có thể bán nhiều cổ phiếu hơn số cổ phiếu họ có. Do đó, nếu cơ quan quản lý cho phép mua ký quỹ, thì cũng nên sớm cho phép bán khống, thì thị trƣờng mới phát triển cân bằng, không bị “lệch pha”.

Trên thực tế, bán khống là một nghiệp vụ khá cao cấp của TTCK, nên theo một số chuyên gia tài chính, việc cho phép bán khống là cần thiết, nhƣng nên thực hiện từng bƣớc một. Chẳng hạn, việc cho phép ứng trƣớc chứng khoán đã mua cũng là một bƣớc đi thăm dò ban đầu, trƣớc khi cho thực hiện nghiệp vụ bán khống.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)