Về các đối tƣợng tham gia

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71)

Chƣơng 1 : KHUNG LÝ THUYẾT VỀ HOẠT ĐỘNG BÁN KHỐNG

2.2. Thực trạng TTCK Việt Nam với thực hiện hoạt động bán khống

2.2.2. Về các đối tƣợng tham gia

2.2.2.1. Nhà đầu tƣ

Theo báo cáo thƣờng niên năm 2010 của TTLKCK Việt Nam (VSD), đến cuối năm 2010 thì tổng số tài khoản của các NĐT trên TTCK Việt Nam đa phần là NĐT cá nhân gồm có 1.047.307 tài khoản, trong đó có 14.894 tài khoản của các NĐT nƣớc ngoài và 1.032.413 tài khoản của các NĐT trong nƣớc. Trình độ của đa số các NĐT cá nhân thì chƣa cao, thiếu chun mơn để phân tích, bản lĩnh để quyết đốn trong đầu tƣ cịn yếu kém, mua bán cịn theo phong trào ….giải thích cho tình trạng khi bảng điện tử tồn một màu đỏ, dƣ mua khơng cịn trong khi dƣ bán dày đặc hay bán tống bán tháo để cắt lỗ khi hầu hết các cổ phiếu blue-chip đi xuống. Cung càng nhiều, giá lại càng giảm, NĐT càng sợ càng tung lệnh bán - nhƣ một quy luật xoay vịng có mối quan hệ nhân quả với nhau. TTCK không "đỡ" đƣợc lƣợng bán quá nhiều đã tạo thành vùng trũng, ảnh hƣởng trực tiếp đến NĐT.

Nghiệp vụ bán khống địi hỏi NĐT có khả năng xử lý thơng tin, phân tích chứng khốn cũng nhƣ khả năng chấp nhận rủi ro cao. Do đó, nếu thực hiện hoạt động bán khống, các NĐT cá nhân dễ bị những ngƣời thực hiện bán khống - những chuyên gia - dẫn dắt tâm lý. Điều này sẽ ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển của thị trƣờng.

2.2.2.2. Nhà tạo lập thị trƣờng

Tạo lập thị trƣờng cổ phiếu là một hoạt động cơ bản của CTCK nhằm duy trì tính thanh khoản cho một loại cổ phiếu.

Với hoạt động tạo lập thị trƣờng, CTCK không chỉ thu đƣợc một nguồn lợi đáng kể từ phí mơi giới, từ chênh lệch tăng giá cổ phiếu, mà còn tạo điều kiện phát triển các hoạt động khác cũng nhƣ thực hiện chức năng bình ổn thị trƣờng.

Hiện nay tại TTCK Việt Nam, trung gian tài chính là các CTCK, đƣợc phép thực hiện các nghiệp vụ nhƣ môi giới, lƣu ký, bảo lãnh phát hành... nhƣng chƣa thực sự là những nhà tạo lập thị trƣờng do chƣa thực hiện hoạt động tạo lập thị trƣờng nói chung và hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu nói riêng. Chính vì lẽ đó, hoạt động của CTCK không tránh khỏi đơn điệu, thiếu hiệu quả. Hơn nữa, do chƣa có hoạt động tạo lập thị trƣờng của các CTCK, nên TTCK Việt Nam hoạt động thiếu tính ổn định, tính thanh khoản thấp, đặc biệt đối với những cổ phiếu chƣa niêm yết.

Nguyên nhân khiến các CTCK Việt Nam chƣa thực sự quan tâm đến đến hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu xét cả trên khía cạnh chủ quan và khách quan:

a) Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, quy mô vốn của các CTCK cho hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu cịn

CTCK có thể trở thành nhà tạo lập thị trƣờng cổ phiếu hay khơng. Bởi vì trong hoạt động này, công ty phải luôn đảm bảo một lƣợng vốn để sẵn sàng mua cổ phiếu và một lƣợng cổ phiếu để sẵn sàng bán ra thị trƣờng.

Thứ hai, lãnh đạo của các công ty chƣa chú trọng nhiều đến phát triển hoạt động

tạo lập thị trƣờng cổ phiếu. Mặc dù thời gian gần đây, phát triển và nâng cao chất lƣợng hoạt động môi giới và tự doanh luôn là mục tiêu hàng đầu của các CTCK nhƣng cho đến nay, hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu vẫn chƣa đƣợc sự quan tâm đúng mức của Ban lãnh đạo các công ty.

Thứ ba, các CTCK chƣa thành lập đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp thực hiện hoạt

động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu.

Thứ tư, cơ sở vật chất kỹ thuật cho hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu chƣa đáp

ứng đƣợc nhu cầu của thị trƣờng. Việc áp dụng những phần mềm kỹ thuật mới vào hoạt động môi giới và tự doanh của các công ty vẫn chƣa thực sự hoàn chỉnh. Đặc biệt là hoạt động môi giới, đôi khi vẫn xảy ra một số trƣờng hợp trục trặc do lỗi của phần mềm. Điều này, đã ảnh hƣởng đến hoạt động giao dịch của khách hàng dẫn đến việc khách hàng mất sự tin tƣởng, tín nhiệm khi sử dụng dịch vụ của các CTCK.

b) Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, TTCK nói chung và thị trƣờng cổ phiếu phi tập trung nói riêng mới đƣợc

thiết lập ở Việt Nam nên còn bộc lộ một số tiêu cực, cụ thể: Thị trƣờng cổ phiếu phi tập trung ở Việt Nam hình thành một cách tự phát, khơng có sự quản lý chặt chẽ nên giá chứng khoán thƣờng biến động lớn, ngƣời mua bán dễ bị tác động tâm lý, mua bán theo phong trào, thiếu thơng tin để phân tích đánh giá nên NĐT có nguy cơ thua thiệt, gặp rủi ro lớn. Ở thị trƣờng này, quyền lợi của các chủ thể tham gia không đƣợc đảm bảo. Thị trƣờng tự do thiếu tính cơng khai, cơng bằng và minh bạch.

Chế tài xử phạt không nghiêm, nên không loại trừ việc có nhiều doanh nghiệp lợi dụng thị trƣờng, kết hợp với một số trung gian khơng chính thức – “cị mồi” – hành nghề phi pháp tung tin thất thiệt để đẩy giá chứng khốn lên cao nhằm mục đích trục lợi cá nhân, hoặc phát hành chiếm đoạt một lƣợng tiền lớn rồi sử dụng vào mục đích cá nhân hay bỏ trốn gây tổn thất cho các NĐT, làm mất lòng tin và gây nên tâm lý nặng nề, làm chao đảo, ảnh hƣởng cả đến hoạt động của thị trƣờng có tổ chức. Nếu tốn thất ở quy mô lớn sẽ làm ảnh hƣởng đến cả hệ thống tài chính và an ninh kinh tế xã hội.

Thứ hai, hệ thống pháp luật về chứng khoán và TTCK đang trong q trình hồn

thiện. Việt Nam mới chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế sang cơ chế thị trƣờng, do vậy, gần nhƣ toàn bộ hệ thống luật cần đƣợc xây dựng lại theo hƣớng hiệu quả hơn và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Các văn bản pháp luật về chứng khốn nói chung và tạo lập thị trƣờng cổ phiếu nói riêng khá mới và phức tạp, lại phải xây dựng trƣớc để đón đầu sự phát triển của thị trƣờng. Vì vậy, các văn bản này không thể tránh đƣợc sự thiếu hệ thống, phức tạp, thiếu hiệu quả và chƣa phù hợp tốt nhất với thông lệ quốc tế.

Thêm vào đó, việc thiếu các cơng cụ phái sinh trên thị trƣờng nhƣ quyền chọn, HĐTL…cũng là những yếu tố khiến cho TTCK Việt Nam chƣa thể có nhà tạo lập thị trƣờng theo đúng nghĩa. Chính vì thế, đơi khi, các NĐT nhỏ lẻ ồ ạt bán ra thì bộ phận tự doanh của các CTCK cũng bán ra, thậm chí cịn bán nhanh hơn và nhiều hơn. Tất nhiên, các CTCK hồn tồn có thể làm nhƣ vậy, bởi họ không phải nhà tạo lập thị trƣờng. Họ khơng có trách nhiệm phải bảo đảm tính thanh khoản cũng nhƣ sự ổn định của các chứng khoán trên thị trƣờng.

c) Các nguyên nhân khác

Hiệp hội mơi giới và kinh doanh chứng khốn (VASB) chƣa thực hiện hiệu quả các chức năng của mình; Mơi trƣờng kinh tế vĩ mơ Việt Nam cịn chƣa thực sự ổn định; Các thành phần tham gia TTCK chƣa có những hiểu biết nhất định, năng lực còn yếu; các NĐT cá nhân chiếm 60% - 70%, trong khi tại TTCK phát triển trên thế giới với 80% là các NĐT có tổ chức và một thành phần rất phổ biến là các nhà tạo lập thị trƣờng…. cũng là rào cản cho sự phát triển của hoạt động tạo lập thị trƣờng cổ phiếu của các CTCK.

2.2.3. Thị trƣờng vay mƣợn chứng khoán 2.2.3.1. Ngƣời đi vay chứng khốn

Ngồi các NĐT cá nhân thì trong nhiều trƣờng hợp chính những ngƣời mơi giới chứng khốn lại là ngƣời chủ động vay cổ phiếu của chính khách hàng của họ đang quản lý và theo dõi trên danh nghĩa là đi vay cho NĐT khác. Hay nhƣ những ngƣời mơi giới kết hợp với một nhóm các NĐT thỏa thuận mƣợn cổ phiếu của khách hàng sau đó bán ra để dìm giá cổ phiếu ở mức kỳ vọng sau đó họ sẽ mua cổ phiếu trả lại. Các cổ phiếu này thƣờng là các cổ phiếu ngành bất động sản, dầu khí,… là những nhóm cổ phiếu có mức biến động lớn.

2.2.3.2. Ngƣời cho vay chứng khoán

a) Người cho vay chứng khoán là cá nhân

Hiện nay trên TTCK Việt Nam, nguồn cho vay mƣợn chứng khoán chủ yếu xuất phát từ các NĐT cá nhân hay các nhóm đầu cơ cá nhân. Khối lƣợng vay mƣợn giữa các NĐT cá nhân thì phổ biến nhất, nhƣng khối lƣợng tuyệt đối là không nhiều vì khó có NĐT nào sở hữu một lƣợng chứng khốn có giá trị lớn lại có thể thờ ơ đến mức cho vay mƣợn chứng khốn thay vì tự họ có thể đứng ra giao dịch. Với các giao dịch cho vay chứng khốn hiện nay thì chi phí cho vay chứng khốn thƣờng dao động từ 0,08% đến

0,1%/ngày tính trên tổng giá trị giao dịch đƣợc thực hiện, trong một số trƣờng hợp ngƣời mơi giới có thể địi mức phí cao hơn.

b) Người cho vay chứng khoán là tổ chức

Đối với các tổ chức đầu tƣ, các quỹ đầu tƣ chứng khoán chuyên nghiệp việc cho vay mƣợn chứng khoán với khối lƣợng lớn thì khó có thể đƣợc chấp nhận. Do phải thơng qua các quy trình quản lý chặt chẽ, cân đối danh mục đầu tƣ và dịng tiền… nên họ khó có thể sẵn lịng ký hợp đồng cho vay mƣợn chứng khoán với mức độ rủi ro cao về pháp lý chỉ để kiếm phần trăm hoa hồng trong khi có thể đảo danh mục, hạ giá vốn và thực hiện bán cắt lỗ để mua lại với giá thấp hơn.

Tuy nhiên trên TTCK Việt Nam, một số CTCK còn cho phép một vài khách hàng đƣợc sử dụng dịch vụ giao dịch mua chứng khoán ký quỹ đi kèm với việc bán khống chứng khốn. Có nghĩa là, CTCK vừa cho khách hàng vay tiền để mua chứng khoán lại vừa cho vay chứng khoán để bán, cổ phiếu này có thể vay của khách hàng khác hoặc nằm trong số nhóm cổ phiếu tự doanh của cơng ty. Dù biết những dịch vụ này là chƣa đƣợc UBCKNN cho phép thực hiện nhƣng để giữ chân khách hàng của mình nhiều CTCK vẫn sẵn sang hỗ trợ. Ngồi ra, một số cơng ty quản lý quỹ còn cho phép một số khách hàng lớn tại một số CTCK vay mƣợn cổ phiếu trong danh mục đầu tƣ thuộc diện dài hạn.

Bảng 2.7: Danh sách và khối lượng chứng khốn nhà đầu tư có thể vay của một CTCK

Mã chứng khoán Khối lƣợng Mã chứng khoán Khối lƣợng

HLG 99.490 SHB 22.000 TBC 97.330 NAG 21.900 SRC 91.220 SSI 21.400 DAC 88.500 HVG 20.000 V15 70.600 LCG 19.980 CCM 37.400 SD9 15.000 DPM 35.000 LSS 11.000 VCS 31.800 SJS 10.145 TLH 22.240 EIB 10.000

2.2.3.3. Nhà mơi giới chứng khốn

Trên TTCK niêm yết, các giao dịch hầu hết đều thực hiện thông qua công ty mơi giới chứng khốn. Bán khống cũng nhƣ các loại giao dịch khác, NĐT cũng phải thực hiện bán khống thông qua các công ty mơi giới chứng khốn. CTCK là ngƣời trung gian có nhiệm vụ giám sát thỏa thuận giữa các bên, lợi nhuận thu đƣợc là phí giao dịch và phí dịch vụ. Trên TTCK Việt Nam, trong một số trƣờng hợp việc vay mƣợn chứng khốn cịn ở mức độ tinh vi hơn, CTCK đứng ra nhƣ là “nhà cái” còn các NĐT sẽ “đặt cƣợc” vào giá cổ phiếu mà không cần phải thực hiện mua bán thật sự.

Với nghiệp vụ chính của các CTCK gồm 4 mảng: mơi giới chứng khoán, tự doanh chứng khoán, bảo lãnh phát hành chứng khoán, và tƣ vấn đầu tƣ chứng khốn; một thời mảng mơi giới cùng với mảng tự doanh là “gà đẻ trứng vàng” của các CTCK. Số lƣợng các CTCK ngày càng tăng kể từ năm 2008, đến nay với hơn 100 CTCK chia nhau chiếc bánh khá nhỏ của thị trƣờng. Sự cạnh tranh giữa các CTCK diễn ra gay gắt, ngồi tác dụng tích cực là làm cho thị trƣờng phát triển mạnh nó cũng để lại hệ quả nặng nề khi sự cạnh tranh này có thể diễn ra một cách thái quá và thị trƣờng bị biến dạng. Cùng với sự tụt dốc TTCK và khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, nay chỉ còn khoảng 30% số tài khoản giao dịch còn hoạt động trên tổng số hơn 1 triệu tài khoản.

Từ năm 2008 đến nay doanh thu từ hoạt động môi giới của các CTCK chỉ chiếm từ 12-22% trong tổng doanh thu. Từ báo cáo tài chính năm 2010 của các CTCK, tỷ lệ doanh thu từ hoạt động môi giới trong tổng doanh thu lớn nhất là CTCK Thăng Long – TLS: 17,88% (234 tỉ đồng), CTCK Sài Gòn – SSI: 11,71% (176 tỉ đồng), CTCK Tp.HCM – HSC: 32,08% (151 tỉ đồng). Doanh thu từ hoạt động môi giới của tất cả các công ty năm 2010 chỉ đạt 2.398 tỉ đồng bằng 7% trên tổng vốn chủ sở hữu 34.538 tỉ đồng. Trong 94 cơng ty thì có tới 40 cơng ty có doanh thu từ mơi giới chƣa đến 10 tỉ đồng.

Theo UBCKNN, tính đến q 3/2011, có 80 cơng ty trong tổng 106 CTCK báo cáo lợi nhuận sau thuế lỗ, trong đó có những cơng ty lớn nhƣ: SBS lỗ gần 258 tỉ đồng, VnDirect lỗ gần 130 tỉ đồng, SSI lỗ 17,4 tỉ đồng…Do ở mảng mơi giới chứng khốn, nhiều công ty đã cho vay ký quỹ và phải trích lập dự phịng nợ xấu các khoản vay mua/cầm cố chứng khoán lớn đối với khách hàng. Nặng nhất là CTCK Ngân hàng Sài Gòn - Hà Nội (SHS), lỗ lũy kế 9 tháng đầu năm 382 tỉ đồng, khoản dự phòng nợ phải thu ngắn hạn khó địi lên đến gần 125 tỉ đồng. Ngay cả cơng ty có lãi cao nhất trong 3 q vừa qua là CTCK TP.HCM - HSC (146 tỉ đồng lợi nhuận sau thuế) cũng đối mặt với việc doanh thu từ hoạt động môi giới và tự doanh giảm 50%.

Điều này cho thấy hoạt động mơi giới hiện nay khơng cịn là hoạt động chính của các CTCK. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt và sự tiến bộ của công nghệ cùng với giao dịch trực tuyến thì những cơng ty có tiềm lực yếu, cơng nghệ kém sẽ rất khó cạnh tranh

trong lĩnh vực mơi giới. Ngồi ra, xét trong bối cảnh của thị trƣờng nhƣ hiện nay chắc chắn hoạt động mơi giới sẽ cịn tiếp tục khó khăn.

Do tính chất rủi ro của nghiệp vụ bán khống nên yêu cầu đối với các công ty môi giới khá cao: Ví dụ tại Trung Quốc, để có thể thực hiện bán khống, những công ty môi giới chứng khốn phải có kinh nghiệm hoạt động trên sàn ít nhất 3 năm, có hệ thống quản lý rủi ro đạt chuẩn và có vốn tối thiểu là 150 triệu USD mới đƣợc phép cung cấp dịch vụ này.

Trong khi đó tại TTCK Việt Nam, các CTCK đa phần đều có vốn nhỏ và mới thành lập (vốn pháp định đối với hoạt động mơi giới chứng khốn là 25 tỷ đồng), hệ thống quản lý, điều hành sơ sài, năng lực của các nhà quản lý chƣa cao. Vì thế, để có thể thực hiện bán khống yêu cầu về khả năng hoạt động, về quy mô, năng lực quản lý, hệ thống vận hành của các CTCK Việt Nam là một vấn đề cần phải xem xét thận trọng.

Trong số 106 CTCK đến nay thì có 16 cơng ty có số vốn điều lệ từ 500 tỉ đồng trở lên, có 23 cơng ty có số vốn điều lệ từ 300 tỉ đồng đến 500 tỷ đồng.

Bảng 2.8: 16 CTCK có vốn điều lệ cao nhất trên TTCK Việt Nam đến ngày 18/11/2011

Stt Tên Vốn điều lệ (VND)

1 CTCP Chứng khốn Sài Gịn 3.511.117.420.000

2 CTCP Chứng khoán NH NN&PTNT Việt Nam 2.120.000.000.000

3 CTCP Chứng khoán Kim Long 2.025.000.000.000

4 Cơng ty TNHH Chứng khốn ACB 1.500.000.000.000

5 CTCP Chứng khoán Sài Gòn – Hà Nội 1.000.000.000.000

6 CTCP Chứng khoán VNDIRECT 999.990.000.000

7 CTCP Chứng khoán Thăng Long 800.000.000.000

8 CTCP Chứng khốn Ngân hàng Cơng thƣơng Việt Nam 789.934.000.000

9 CTCP Chứng khoán Bảo Việt 722.339.370.000

10 CT TNHH Chứng khoán NHTMCP Ngoại thƣơng Việt Nam 700.000.000.000

11 CTCP Chứng khoán Tp.HCM 599.996.860.000

12 CTCP Chứng khốn Dầu Khí 598.413.000.000

13 CTCP Chứng khốn FPT 550.000.000.000

14 CTCP Chứng khoán Phố Wall 503.000.000.000

15 CT TNHH Chứng khoán NH TMCP Việt Nam Thịnh Vƣợng 500.000.000.000

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH nghiên cứu khả năng ứng dụng hoạt động bán khống trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(185 trang)