Hạn chế của kiểm soát nội bộ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 35 - 39)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

1.4.2 Hạn chế của kiểm soát nội bộ

Kiểm sốt nội bộ chỉ có thể cung cấp một sự đảm bảo hợp lý cho ban giám đốc và nhà quản lý trong việc đạt được các mục tiêu của đơn vị. Điều này là do những hạn chế tiềm tàng xuất phát từ nguyên nhân sau:

- Hệ thống KSNB tốt hay thất bại phụ thuộc vào yếu tố con người như: sự vơ ý, bất cẩn, đãng trí, đánh giá hay ước lượng sai, hiểu sai chỉ dẫn của cấp trên….

- Hậu quả của kiểm soát sẽ bị hạn chế bởi sự yếu kém của người ra quyết định. - Hoạt động kiểm soát thường chỉ nhằm vào các nghiệp vụ thường xuyên phát sinh mà ít chú ý đến những nghiệp vụ không thường xuyên.

- Nhà quản lý lạm quyền: bỏ qua các qui định kiểm sốt q trình thực hiện nghiệp vụ có thể dẫn đến việc khơng kiểm sốt được rủi ro và làm cho mơi trường kiểm sốt trở nên yếu kém.

- Gian lận và sai sót của người quản lý cấp cao. Khi người quản lý cấp cao cố tình gian lận, họ có thể tìm cách bỏ qua các thủ tục kiểm sốt cần thiết.

- Chi phí bỏ ra cho hoạt động kiểm sốt phải nhỏ hơn giá trị thiết hại ước tính do sai sót hay gian lận gây ra.

- Do thay đổi tổ chức, quan điểm và yêu cầu quản lý làm cho các thủ tục kiểm soát bị lạc hậu, khơng cịn phù hợp.

Tóm lại, KSNB cung cấp một sự đảm bảo hợp lý chứ không phải bảo đảm tuyệt đối các mục tiêu được thực hiện. KSNB chỉ có thể ngăn ngừa và phát hiện những sai sót gian lận nhưng khơng thể đảm bảo là chúng không xảy ra. Như vậy, một hệ thống KSNB hữu hiệu đến đâu cũng đều tồn tại rủi ro nhất định và người quản lý phải nhận biết, đánh giá và giới hạn chúng ở mức độ chấp nhận được.

1.5 Doanh nghiệp Việt Nam và kiểm soát nội bộ đối với các doanh nghiệp gỗ: Gỗ là một trong những mặt hàng mang lại kim ngạch xuất khẩu khá lớn cho

Việt Nam, do vậy đây là một ngành kinh doanh mà các DN cần phải phát triển, đẩy mạnh sản xuất, quản lý tốt và quản trị rủi ro DN nhằm tăng doanh thu, tạo thêm

nguồn vốn kinh doanh, tạo thế đứng cho các doanh nghiệp trên thị trường ngành gỗ, giúp vượt qua khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, góp vào ngân sách Nhà nước. Thương hiệu đồ gỗ Việt Nam trên thị trường thế giới còn nhiều hạn chế và chưa được chú trọng. Những sản phẩm gỗ Việt Nam chủ yếu được bán dưới những thương hiệu của nước ngoài nên giá trị gia tăng thấp. Công nghiệp chế biến gỗ chưa theo kịp với yêu cầu về nâng cao chất lượng sản phẩm và với sự thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Nên cần phải đầu tư cơng nghệ mới có thể nâng cao năng suất, giảm chi phí, chất lượng cao hơn. Tuy nhiên vấn đề nay địi hỏi phải cần có chiến lược tài chính phù hợp nhằm tìm kiếm nguồn đầu tư tin cậy, có hiệu quả.

Thiếu lực lượng lao động có kỉ thuật và tay nghề cao gây trở ngại cho DN trong cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động, giảm chi phí sản xuất. Nhu cầu về gỗ có chứng chỉ FSC gia tăng, nhưng Việt Nam vẫn chưa có hệ thống chứng chỉ thích hợp, phải nhập khẩu gỗ có chứng chỉ nên giá thành cao khó cạnh tranh với những nước có hệ thống chứng chỉ cho gỗ nguyên liệu. DN xuất khẩu gỗ Việt Nam đang đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt từ các DN xuất khẩu gỗ Trung Quốc, Malaysia… Khi xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các nước các DN gỗ Việt Nam phải đối mặt với các rào cản như: đạo luật về cải tiến an toàn sản phẩm tiêu dùng, đạo luật vải dễ cháy, đạo luật Lacey…Doanh nghiệp cịn thiếu thơng tin về thị trường, thị hiếu của người tiêu dùng, quy định của chính phủ nước sở tại đối với mặt hàng gỗ xuất khẩu.

Với sự đa dạng của hình thức kinh doanh, với mức độ tăng trưởng ngày càng cao của nguồn vốn kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt với q trình đẩy nhanh việc vốn hóa thị trường của mơi trường kinh doanh, nhà đầu tư vốn đã và đang tách rời khỏi vai trò quản lý doanhn nghiệp. Vì vậy một hệ thống KSNB vững mạnh đang là một nhu cầu bức thiết, một công cụ tối ưu để xác định sự an toán của nguồn vốn đầu tư, xác định hiệu quả điều hành của Ban điều hành DN và hoạt động của DN. Để xây dựng một hệ thống KSNB phù hợp nhất cho mỗi DN gỗ cần xác định rõ hình thức quản trị, cơ cấu hệ thống các phịng ban điều hành, mối quan hệ tác nghiệp của mỗi phòng ban trong từng DN. Phải đề ra một chính sách KSNB rõ ràng, minh bạch để tất cả Ban quản lý DN đều thấu hiểu được tầm quan trọng cũng như hiệu quả hỗ trợ cho công tác điều hành từ các công cụ hỗ trợ của hệ thống KSNB. Cần phải:

- Xây dựng các quy định, chuẩn mực đạo đức làm cơ sở để tiến hành các thủ tục KSNB, căn cứ đánh giá tính tuân thủ, trung thực, đúng đắn trong công tác quản lý điều hành các hoạt động của DN.

- Chính sách KSNB được áp dụng đối với tất cả các đối tượng là cá nhân, tổ chức, tất cả các nguồn vốn, tài sản thuộc DN. Chính sách KSNB được áp dụng thống nhất trong tồn bộ tập đồn và các cơng ty thành viên theo tiêu chí linh động và phù hợp với đặc thù quản lý điều hành sản xuất kinh doanh của từng bộ phận , đơn vị.

- Cần kiểm tra, đánh giá các thơng tin kinh tế, tài chính và phi tài chính đã và đang cũng như sẽ phát sinh trong quá trình hoạt động của DN.

- Xác nhận và báo cáo về chất lượng và độ tin cậy của thơng tin quản trị, thơng tin tài chính do các cá nhân, phòng ban, bộ phận và Ban điều hành DN báo cáo cho Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, chủ DN.

- Kiến nghị các giải pháp nhằm ngăn ngừa các sai phạm, rủi ro đã và đang xảy ra hoặc có thể xảy ra.

- Để tránh bị thiệt hại do các tác động từ yếu tố bên trong lẫn bên ngoài, các DN cần xác định mức độ rủi ro hiện hữu và tiềm ẩn, phân tích ảnh hưởng của chúng, kể cả tần suất xuất hiện, từ đó vạch ra các biện pháp quản lý và giảm thiểu tác hại của chúng. Bên cạnh đó, hệ thống thơng tin và truyền thông nội bộ của DN được tổ chức sao cho có thể đảm bảo tính chính xác, kịp thời, đầy đủ, xác thực, dễ nắm bắt và đến đúng người có trách nhiệm.

- Giám sát thực hiện các giải pháp để chỉnh sửa, khắc phục sai phạm, rủi ro trong mỗi bộ phận, phòng ban, mỗi quyết định trong tồn bộ q trình hoạt động của DN.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

Chương 1 tác giả đã trình bày những nét cơ bản lý luận chung về hệ thống kiểm soát nội bộ theo COSO 1992 và COSO 2004 nhằm mục đích làm cơ sở vận dụng cho việc tìm hiểu, đánh giá và phân tích thực trạng hệ thống kiểm soát tại các doanh nghiệp sản xuất gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương.

Theo báo cáo COSO 2004 thì một hệ thống KSNB bao gồm tám yếu tố có mối liên hệ chặt chẽ với nhau, đó là: Mơi trường kiểm sốt, thiết lập mục tiêu, nhận dạng các sự kiện, đánh giá rủi ro, đối phó rủi ro, hoạt động kiểm sốt, thơng tin và truyền thông, và Giám sát. Tám bộ phận cấu thành của một hệ thống KSNB cũng chính là tiêu chí đánh giá sự hữu hiệu của hệ thống KSNB đó. Trong thực tế, tùy thuộc vào loại hình hoạt động, mục tiêu và quy mô của đơn vị mà hệ thống KSNB được sử dụng khác nhau nhằm ngăn chặn gian lận, giảm thiểu sai sót, khuyến khích hiệu quả hoạt động và đạt được sự tn thủ các chính sách và quy trình được thiết lập.

Dựa trên cơ sở lý luận về kiểm soát nội bộ theo COSO 2004, là cơ sở để đánh giá thực trạng hoạt động KSNB nhằm đối phó với rủi ro và từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hoạt động KSNB tại các doanh nghiệp sản xuất và chế biến gỗ trên địa bàn Tỉnh Bình Dương.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HỆ THỐNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN GỖ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƢƠNG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)