Giải pháp về đối phó với rủi ro

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 67 - 69)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tạ

3.2.1.5 Giải pháp về đối phó với rủi ro

Vì các DN sản xuất, chế biến gỗ trên địa bàn Tỉnh Bình Dương đa số là DN xuất khẩu nên DN cần phải đối phó với rủi ro bằng biện pháp né tránh rủi ro, ngăn ngừa rủi ro, giảm bớt rủi ro hay chuyền giao rủi ro.

Biện pháp né tránh rủi ro bằng cách loại bỏ nguyên nhân gây nên rủi ro:

Chẳng hạn khi DN xuất khẩu hàng đồ gỗ sang nước ngoài, đều cho phép khách hàng giám định hàng hóa, có trường hợp hàng hóa của DN đáp ứng đúng yêu cầu nhưng bên khách hàng giám định làm khó bắt phải bồi thường thiệt hại. Trong trường hợp

này DN không nên cho bên khách hàng kiểm tra mà phải nhờ một công ty trung gian trong lĩnh vực này giám định.

Biện pháp ngăn ngừa rủi ro: là làm giảm thiểu số lần xuất hiện và giảm mức độ

thiệt hại do rủi ro gây nên bằng cách:

- Mua bảo hiểm cho hàng hóa, phương tiện vận chuyển tránh gây tổn thất ngồi ý muốn và cũng phù hợp với thơng lệ quốc tế.

- Đào tạo, huấn luyện nâng cao trình độ cho nhân viên đàm phán những kiến thức về văn hóa và cách ứng xử.

- Khi nhập khẩu hàng hóa, thanh tốn bằng phương pháp thư tín dụng (Letter of credit – L/C) cần phải chọn ngân hàng phát hành L/C có uy tín. Thường xun theo dõi, cập nhật thơng tin về chính sách xuất nhập khẩu của chính phủ.

Biện pháp giảm thiểu rủi ro: giảm thiểu những tổn thất mất mát do rủi ro gây ra

bằng cách:

- Khi vận chuyển xảy ra rủi ro chìm tàu thì cố gắng vớt những hàng hóa cịn sử dụng được.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch phòng ngừa rủi ro: kế hoạch phòng cháy chữa cháy, kế hoạch lập hệ thống thơng tin và hệ thống điện dự phịng, tuyên truyền phòng chống rủi ro.

Chuyển giao rủi ro: chuyển rủi ro đến cho người khác bằng cách mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu.

Các biện pháp đối phó với rủi ro khơng chỉ là việc giảm thiểu rủi ro mà các DN còn phải xem xét các cơ hội. Khi lựa chọn một phương án đối phó rủi ro nào, nhà quản lý cần phải xem xét đến những cơ hội đạt được.

Theo bảng 3.1 mỗi trường hợp cụ thể DN chọn một biện pháp đối phó với rủi ro thích hợp, tại ơ I chọn biện pháp né tránh rủi ro, tại ô II và ô III chọn biện pháp giảm thiểu rủi ro hay chia sẻ rủi ro, tại ơ IV có thể chọn biện pháp chấp nhận rủi ro.

Để giảm thiểu rủi ro bán hàng xuất khẩu, DN cần mua bảo hiểm tín dụng xuất khẩu cho hàng hóa bán trả chậm. Tùy từng trường hợp mà sử dụng biện pháp đối phó với rủi ro như: né tránh, giảm thiểu rủi ro hay chuyển giao rủi ro. Nhà quản lý cần xem xét phương pháp nào để quản trị rủi ro một cách thích hợp và phân tích hợp lý

những chi phí bỏ ra để giảm thiểu rủi ro. DN cần xây dựng các biện pháp phòng ngừa rủi ro trong thanh tốn, việc phịng chống rủi ro phải bắt đầu trước khi ký kết hợp đồng với đối tác. Việc lựa chọn phương thức thanh toán quốc tế nào trong từng thương vụ xuất khẩu phụ thuộc vào các yếu tố kinh tế. Vì vậy, trước khi bước vào đàm phán ký kết hợp đồng ngoại thương DN cần phải nghiên cứu đầy đủ và toàn diện các điều kiện kinh tế để có thể lựa chọn được phương thức thanh toán quốc tế tối ưu nhất để tránh rủi ro.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)