Hoạt động sản xuất của ngành gỗ trên địa bàn Tỉnh Bình Dƣơng

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 39 - 41)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

2.1 Hoạt động sản xuất của ngành gỗ trên địa bàn Tỉnh Bình Dƣơng

2.1.1 Quy mô ngành

Đồ gỗ đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực đứng thứ 5 của Việt Nam sau

dầu thô, dệt may, giày dép và thủy sản. Sự phát triển này đã đưa Việt Nam vượt Indonesia và Thái Lan trở thành một trong hai nước xuất khẩu đồ gỗ đứng đầu Đông Nam Á. Hiện nay, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm gỗ trên thế giới ngày càng gia tăng, các nước có nhu cầu nhập khẩu nhiều nhất là Mỹ, Nhật Bản và các nước thuộc khối EU. Việt Nam có ba cụm cơng nghiệp chế biến gỗ là cụm thành phố Hồ Chí Minh – Bình Dương, cụm Bình Định – Tây Nguyên và cụm Hà Nội - Bắc Ninh.

Ngành gỗ của Bình Dương ln đứng đầu trong nhóm các mặt hàng xuất khẩu

chủ lực. Bình Dương là địa phương có ngành gỗ mạnh nhất nước về số lượng doanh nghiệp (DN) và cả kim ngạch xuất khẩu. Về kim ngạch xuất khẩu, hiện đang chiếm 50% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ Việt Nam. Theo Sở Công Thương, hiện nay Bình Dương đã thu hút đến 537 doanh nghiệp hoạt động sản xuất, chế biến gỗ; chiếm khoảng 25% số lượng doanh nghiệp và 40% kim ngạch xuất khẩu gỗ của cả nước. Cụ thể, giá trị kim ngạch xuất khẩu gỗ năm 2011 đã đạt kỷ lục với 3,9 tỉ USD cao nhất từ trước tới nay. Trong đó nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đạt kim ngạch cao như Cơng ty Kaiser, Tập đồn Trường Thành, Công ty TNHH Hiệp Long, Công ty Tiến Triển, Công ty Cổ Phần Minh Dương…

2.1.2 Đặc điểm sản xuất của ngành

Đặc điểm sản xuất sản phẩm của ngành gỗ phải trải qua nhiều công đoạn nên việc tổ chức sản xuất phải chia ra nhiều nhóm quản lý các công đoạn khác nhau. Sản phẩm ngành gỗ là sản phẩm được lắp ghép bao gồm nhiều cụm chi tiết hay nhiều chi tiết lắp ghép. Sản phẩm bao gồm: đồ gỗ nội thất, đồ gỗ ngoại thất, ván sàn gỗ, ván ép, ván mỏng, lạng, gỗ dán…

Sản xuất chủ yếu theo đơn đặt hàng, sản xuất hàng loạt, nhận gia công và từ đặc thù này dẫn đến mẫu mã cũng sẽ thay đổi thường xun. Ngồi ra cịn có thể kể đến một đặc điểm nữa là mẫu mã sản phẩm có thể thuộc sở hữu của khách hàng.

Những yêu cầu trong công tác quản lý sản xuất

Đối với ngành gỗ trước khi triển khai sản xuất phải có được các tài liệu mơ tả về sản phẩm (SP), bản vẽ sản phẩm và bản vẽ tổng thể kết cấu tất cả các chi tiết (mặt cắt dọc, ngang, đứng), bản vẽ kích thước từng chi tiết của sản phẩm, bản tính định mức nguyên vật liệu, bản vẽ kích thước thùng (bao bì), các phụ kiện và hướng dẫn đóng gói SP, bản hướng dẫn cách ghép gỗ tạo phôi và các phương án chọn nguyên liệu ghép tối ưu, bản vẽ mơ hình quy trình cơng nghệ sản xuất gia cơng.

Quy trình cơng nghệ sản xuất (SX) của ngành gỗ có rất nhiều cơng đoạn, nhiều khâu sản xuất, trong từng khâu làm những công việc sản xuất cụ thể và sử dụng những thiết bị SX chuyên dùng và tùy thuộc vào từng DN ngành gỗ, đặc thù SP mà có các tùy biến. Quy trình sản xuất các loại mặt hàng đồ mộc được thực hiện trên các loại máy phân loại gỗ, hệ thống ép, máy chà nhám, máy bào, máy cắt, hệ thống sơn tĩnh điện và các máy móc thiết bị chế biến gỗ khác…sản xuất ra các mặt hàng có kích cỡ, mẫu mã khác nhau tùy theo yêu cầu của khách hàng.

2.1.3 Xu hƣớng phát triển

Các doanh nghiệp sản xuất gỗ trên địa bàn tỉnh Bình Dương trong những năm

qua đã phát triển mạnh mẽ, vươn lên là một trong những ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất trong tỉnh, tạo công ăn việc làm cho rất nhiều người lao động .

Về sản phẩm: tiếp tục sản xuất những sản phẩm mang lại lợi thế cạnh tranh cho DN, tăng cường xuất khẩu những SP phục vụ cho xây dựng như ván sàn, cửa, hàng rào vì những SP này đem lại nguồn ngoại tệ lớn. Bên cạnh đó tiếp tục phát triển SP ngoại thất, đồng thời đầu tư thiết kế mẫu mã mới đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Về thị trƣờng: tập trung phát triển mạnh một số thị trường mục tiêu có nền kinh tế ổn định, sức mua ổn định và nhu cầu liên tục tăng, hệ thống phân phối rộng khắp và năng động, bao gồm Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU…Chủ động nắm bắt những thông tin thị trường, yêu cầu của thị trường, các rào cản vơ hình từ các quốc gia.

Về Chính trị:

- Chính sách mở cửa của Nhà nước tạo mơi trường thơng thống cho xuất khẩu hàng hóa, đối với ngành gỗ được Nhà nước giảm thuế nhập khẩu nguyên liệu và miễn thuế xuất khẩu, khuyến khích xuất khẩu và đang trên đà tăng trưởng.

- Giám đốc Sở Thương mại và du lịch Tỉnh Bình Dương cho biết tỉnh đã xác định chiến lược tăng trưởng kinh tế dựa vào xuất khẩu, trong đó xuất khẩu gỗ là ngành chủ lực. Do vậy ngành gỗ được chính quyền tỉnh quan tâm đặc biệt bằng cách đưa ra các chính sách thuận lợi, thực hiện cơ chế “một cửa” với doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)