Giải pháp về nhận dạng các sự kiện

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 63 - 66)

CHƢƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ KIỂM SOÁT NỘI BỘ

3.2 Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống kiểm soát nội bộ tạ

3.2.1.3 Giải pháp về nhận dạng các sự kiện

- Rủi ro trong đơn vị do tác động từ mơi trường bên ngồi và bên trong đơn vị. Nhà quản lý cần phải sử dụng nhiều phương thức khác nhau để nhận dạng rủi ro. Việc đánh giá sự tác động của rủi ro có chính xác hay khơng phụ thuộc vào cách thức DN nhận dạng các sự kiện tiềm tàng và xác định sự tác động của chúng đến đơn vị. Các doanh nghiệp nghiệp gỗ đang phải đối mặt với nhiều rủi ro đang đe dọa, việc xác định sự kiện tiềm tàng rất quan trọng và có ý nghĩa.

- Các doanh nghiệp cần áp dụng các kỹ thuật để nhận dạng các sự kiện tiềm tàng như: vận dụng phân tích mơ hình rủi ro trong kinh doanh để phân tích ảnh hưởng của các nhân tố và áp lực từ bên trong và bên ngồi, sử dụng mơ hình 5 Forces và mơ hình Pest, mơ hình 7S, phân tích chuỗi giá trị, mơ hình SWOT.

+ MƠ HÌNH 5 FORCES: phân tích 5 yếu tố

Nhà cung cấp: Biến động mạnh về tỉ giá và chi phí mua vào tăng gây khó khăn cho

tiết giảm chi phí để cân đối giá bán thì các doanh nghiệp sẽ bị trễ hợp đồng hoặc khó khăn trong việc tìm kiếm hợp đồng mới. Cần phân tích giá cả của nhiều nhà cung cấp để lựa chọn giá cả phù hợp nhất.

Khách hàng: Khách hàng là một phần không thể tách rời của doanh nghiệp, sự tín nhiệm của KH là tài sản có giá trị nhất của DN. Cần phân tích những áp lực nào của DN đối với KH. Phải làm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của KH. Tìm hiểu và phân tích tập qn tiêu dùng của từng khách hàng ở những nước khác nhau.

Sản phẩm thay thế: Tạo ra áp lực thay thế theo 2 hướng: thay thế bằng giá rẻ và

thay thế bằng cường độ cạnh tranh, chất lượng và giá. Với công nghệ kỹ thuật ngày càng hiện đại và phát triển đã xuất hiện nhiều loại vật liệu có khả năng thay thế gỗ với tính năng ưu việt với mơi trường, giá thành rẻ và chất lượng tốt, chẳng hạn như: Gỗ nhân tạo Conwood, Gỗ Plastic, Tre nứa, Sợi gai dầu…

Đe dọa mới vào ngành:

Những công ty gỗ được khảo sát là những công ty lớn thành lập nhiều năm nên không bị yếu tố này đe dọa.

Cạnh tranh của đối thủ trong ngành: là đối thủ trong ngành đang cạnh tranh với

nhau. Các DN cạnh tranh đều có tiềm lực tài chính và cơ sở vật chất tốt, được thành lập lâu năm nên khá dày dạn kinh nghiệm và có nhiều đối tác, chiến lược lâu dài. Nghiên cứu đối thủ trong ngành để xác định cường độ và xu thế cạnh tranh, xác định mức độ bản chất của cạnh tranh, từ đó đưa ra biện pháp thích hợp để giữ vững vị trí và gia tăng áp lực lên đối thủ. Những nội dung cần nghiên cứu đối thủ cạnh tranh bao gồm: Mục tiêu tương lai, Chiến lược hiện tại, Ảnh hưởng đối với cạnh tranh trong ngành công nghiệp, Điểm mạnh và điểm yếu, Khả năng dịch chuyển và chuyển hướng chiến lược, kết quả kinh doanh của đối thủ cạnh tranh.

+ MƠ HÌNH PEST: phân tích 4 yếu tố

- Yếu tố chính trị (Political influences): Phân tích yếu tố Luật pháp, thuế suất,

chính sách xuất khẩu của Nhà nước, ổn định chính trị, chính sách chung.

Trong bối cảnh tình hình thế giới có nhiều biến động như hiện nay thì Việt Nam được xếp vào những nước có nền kinh tế ổn định. Chính vì thế đã giúp cho mối quan hệ, giao lưu kinh tế văn hóa với các nước trên thế giới gặp nhiều thuận lợi. Việt Nam

đang ra sức nỗ lực cải thiện hơn các thể chế chính trị và hệ thống pháp luật cho phù hợp với nhu cầu mở rộng hợp tác giao lưu kinh tế trong khu vực và thế giới. Bên cạnh đó, thu hút nhiều nguồn đầu tư nước ngồi.

- Chính phủ cũng như Bộ Thương Mại sử dụng các quỹ xúc tiến thương mại giúp đỡ doanh nghiệp trong việc tiếp thị, mở rộng thị trường, xây dựng thương hiệu.

- Thủ tục Hải quan được cải tiến, bỏ bớt giai đoạn rờm rà, tạo điều kiện cho xuất khẩu nhanh chóng. Đặc biệt, với cơ chế thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho việc xét, cấp phép, đầu tư nhanh chóng.

- Tăng cường hiểu biết các chính sách thương mại, các định chế, các yêu cầu của thị trường Mỹ, EU và Nhật Bản.

- Yếu tố kinh tế (Economic influences): Lãi suất, kim ngạch xuất khẩu, nguồn vốn

có thể huy động, lạm phát, thất nghiệp, cạnh tranh, tính thanh khoản

Hiện nay tỉ lệ lãi suất các ngân hàng đang có xu hướng tăng cao do lạm phát trong nước tăng. Đồng thời tỉ giá hối đoái cao cũng gây bất lợi cho DN nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài để sản xuất.

Khủng hoảng tài chính đã xảy ra ở Mỹ, EU, Nhật Bản ba nền kinh tế lớn nhất toàn cầu đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến rất nhiều nền kinh tế trong đó có Việt Nam.

- Yếu tố kỹ thuật (Technological): Phân tích những phát minh máy móc mới về

khoa học công nghệ mới, thương mại điện tử phục vụ cho sản xuất và quản lý. Áp dụng công nghệ lạc hậu sẽ ảnh hưởng đến hệ thống KSNB.

- Yếu tố xã hội (Social influences): phân tích xu hướng tiêu dùng đồ gỗ nội thất của

người dân trên thế giới, dân số, phong tục, nghiên cứu phong tục tập quán tiêu dùng của người Mỹ, châu Á, Châu Âu…. Thực tế, người tiêu dùng Mỹ ưa chuộng vẻ đẹp bề ngồi, họ khơng cần sản phẩm được làm bằng gỗ tốt. Với phong cách tiêu dùng của người Châu Âu và Mỹ có thể đồ nội thất trong nhà chưa hư nhưng họ sẵn sàng bỏ tiền ra mua cái mới thay thế. Đối với người Châu Á, người già thì ưa chuộng những sản phẩm giả cổ, có hoa văn chạm khắc tinh tế, cịn thế hệ trẻ chạy theo xu hướng của thời đại nên hướng sản phẩm mang tính hiện đại.

Để thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước về giáo dục, đào tạo và phát

Dương đã có nhiều chương trình hành động, nhiều chính sách quan tâm đến phát triển nguồn nhân lực. Bình Dương đã xây dựng chính sách :”trải thảm đỏ thu hút nhân tài”. Bên cạnh đó, Tỉnh chú trọng đầu tư cơ sở vật chất cho trường để đào tạo nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội.

+ Phân tích mơ hình 7S: đánh giá các yếu tố bên trong: Chiến lược kinh doanh

(Strategy), hệ thống (System), cơ cấu (structure), nhân viên (staff), các giá trị chia sẻ (shared value), các kỹ năng (skills), cung cách kinh doanh (Style).

+ Phân tích chuỗi giá trị

- Phân tích các hoạt động chính: đầu vào, sản xuất và chế biến, bán hàng, dịch vụ hỗ trợ hậu mãi.

- Phân tích các hoạt động hỗ trợ: hành chính, nhân sự, cơng nghệ thơng tin, kế tốn tài chính

- Tổ chức phân tích nội bộ: Nhà quản lý cần thường xuyên tổ chức buổi họp để

đánh giá rủi ro. Thành phần tham dự bao gồm: Ban giám đốc, lãnh đạo các phịng ban, kiểm tốn nội bộ và nhân viên trong doanh nghiệp sẽ trao đổi, bàn bạc để đưa ra các rủi ro tác động đến doanh nghiệp. Từ đó giúp nhà quản lý nhận diện rõ ràng rủi ro nào là những rủi ro nguy hiểm đe dọa đến hoạt động của doanh nghiệp.

- Phân tích từng chu trình cụ thể: xem xét các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh

hưởng đến các hoạt động cụ thể của từng chu trình.

- Phân tích báo cáo tài chính: thơng qua việc phân tích bảng tổng kết tài sản, báo

cáo hoạt động kinh doanh…doanh nghiệp có thể xác định mọi nguy cơ về tài sản, nguồn nhân lực và trách nhiệm pháp lý.

- Phân tích các hợp đồng: hợp đồng đóng vai trị hết sức quan trọng, cần phân tích

từ phần đầu đến phần cuối, đặc biệt là nội dung: điều khoản, điều kiện….

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại doanh nghiệp sản xuất, chế biến gỗ trên địa bạn tỉnh bình dương (Trang 63 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)