Các năng lực cốt lõi của Hồng Phú

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm nước mắm thái long của công ty cổ phần thực phẩm hồng phú giai đoạn 2017 2022 (Trang 58 - 61)

Các nguồn lực và khả năng Giá trị Khan hiếm Không thể bắt chước Khôn g thể thay thế Năng lực cốt lõi (+)

Nguyên liệu cá cơm tươi tại vùng biền Phan

Thiết + + - - -

Dây chuyền công nghệ Ave hiện đại tự động,

khép kín của Italia + - - - -

Hệ thống phân phối rộng khắp toàn quốc + + - - - Quy trình sản xuất nước mắm theo tiêu

chuẩn riêng của Hồng Phú + + + + +

Dịch vụ chăm sóc khách hàng + - - - -

Nghiên cứu và phát triển sản phẩm + - - - -

Sản phẩm đạt chứng nhận chỉ dẫn địa lý Phan

Thiết + + - - -

Bí quyết ủ chượp, pha đấu nước mắm gia

truyền, độc quyền. + + + + +

Thương hiệu nước mắm uy tín, chất lượng + + + + + Chính sách đãi ngộ riêng cho các nhân sự

giỏi + + + + +

Dấu + : Năng lực cốt lõi của doanh nghiệp ở yếu tố phân tích

Dấu - : Khơng phải là năng lực cốt lõi của doanh nghiệp ở yếu tố phân tích

Trên cơ sở phân tích, đánh giá 4 yếu tố VRIN thể hiện lợi thế cạnh tranh của công ty, ta xác định các năng lực cốt lõi của nước mắm Thái Long bao gồm: Quy trình sản xuất nước mắm theo tiêu chuẩn riêng của Hồng Phú; Bí quyết ủ chượp, pha

đấu nước mắm gia truyền, độc quyền; Thương hiệu nước mắm uy tín; Chính sách đãi ngộ riêng cho nhân sự giỏi.

2.3.3. Phân tích kết quả khảo sát khách hàng:

Dựa trên lý thuyết về sự hài lòng của khách hàng được đề cập trong chương 1, tác giả tiến hành khảo sát đối tượng là người tiêu dùng nước mắm để đánh giá các yếu tố mà khách hàng cho là quan trọng khi chọn mua sản phẩm và mức độ đáp ứng của Công ty ứng với từng yếu tố. Mục tiêu của khảo sát là để xác định điểm mạnh và điểm yếu của Công ty theo quan điểm của người tiêu dùng với những yếu tố về thương hiệu, chất lượng sản phẩm, chất lượng bao bì, giá cả, phân phối và chiêu thị để có một góc nhìn tồn diện hơn về thế mạnh và hạn chế của Công ty.

Quy trình đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng cúa khách hàng đối với sản phẩm nước mắm (phụ lục 1A đến phụ lục 5B).

Sau khi nghiên cứu, kết quả cho thấy yếu tố chất lượng sản phẩm, hoạt động chiêu thị, hệ thống phân phối và uy tín thương hiệu có ảnh hưởng lớn đến sự hài lòng của khách hàng.

Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm nước mắm sẽ giúp công ty Hồng Phú xác định được những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách hàng để xây dựng chiến lược phù hợp, nâng cao khả năng cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường.

2.3.4. Xác định điểm mạnh, điểm yếu của Hồng Phú

Tổng hợp những kết quả phân tích về mơi trường bên trong, những năng lực cốt lõi và kết quả khảo sát khách hàng, tác giả tiến hành xác định những điểm mạnh và điểm yếu của Công ty. Đây là cơ sở để tác giả ứng dụng ma trận các yếu tố bên trong để đánh giá chiến lược cạnh tranh của Cơng ty có tận dụng tốt các nguồn lực trong nội bô hay không.

Điểm mạnh: (1) Dây chuyền sản xuất tự động cao Ave của Italia, công

nghệ tiệt trùng UHT của Mỹ; (2) Văn hóa tổ chức tốt; (3) Sản phẩm nước mắm có chất lượng, uy tín với thị trường; (4) Đội ngũ nhân viên trẻ, năng động; (5) Hệ thống phân phối mạnh; (6) Năng lực sản xuất cao; (7) Chủ động nguồn nguyên liệu

Điểm yếu: (1) Năng lực tài chính chưa mạnh; (2) Thị phần của cơng ty nhỏ; (3) Chiến lược Marketing cịn yếu; (4) Nghiên cứu và phát triển sản phẩm chưa hiệu quả; (5) Lực lượng bán hàng chưa ổn định; (6) Thương hiệu mới chưa được nhiều người tiêu dùng biết đến.

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC DÒNG SẢN PHẨM NƯỚC MẮM THÁI LONG CỦA HỒNG PHÚ MẮM THÁI LONG CỦA HỒNG PHÚ

Chiến lược cạnh tranh mới chỉ có thể được xây dựng một cách đúng đắn và phát huy hiệu quả nếu nó loại bỏ được những hạn chế của chiến lược cũ. Trong trường hợp này, trước tiên nó phải giúp cho Cơng ty tận dụng tốt những cơ hội có được và né tránh những nguy cơ xảy ra trong tương lai. Tiếp theo, nó phải giúp cho Cơng ty phát huy hiệu quả những thế mạnh vốn có của mình và hạn chế tối đa những điểm yếu trong nội bộ. Vì thế, trong phần đánh giá thực trạng chiến lược của Công ty, đầu tiên tác giả sẽ đánh giá tác động của môi trường kinh doanh đến chiến lược hiện tại của Công ty ra sao. Tiếp theo, tác giả sẽ chỉ ra những hạn chế trong chiến lược hiện tại, những ảnh hưởng của nó lên hoạt động kinh doanh của Công ty và nhận diện vấn đề cần giải quyết.

2.4.1. Tác động của môi trường kinh doanh đến chiến lược của Hồng Phú

Trong phần này tác giả sẽ đánh giá tác động của mơi trường bên ngồi, mơi trường cạnh tranh và môi trường bên trong đến chiến lược hiện tại của Công ty.

2.4.1.1. Tác động của mơi trường bên ngồi

Những tác động của mơi trường bên ngồi đến hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty được thể hiện rõ nét trong ma trận đánh giá các yếu tố bên ngoài (EFE) với những cơ hội và nguy cơ đã được nhận diện. Tác giả tiến hành phân loại tầm quan trọng cho mỗi yếu tố bên ngồi thơng qua bản khảo sát đánh giá mức độ quan trọng của các yếu tố. Đối tượng khảo sát là các chuyên gia trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh nước mắm, mẫu khảo sát là 10, thang đo đánh giá theo thang Likert 5 điểm. Tiếp theo, tác giả phân loại mức phản ứng của Công ty đối với các yếu tố bên ngồi thơng qua bản khảo sát đánh giá mức độ phản ứng của Công ty đối với các yếu tố. Đối tượng khảo sát là các nhà quản lý trong Công ty, mẫu khảo sát là 10, thang đo

đánh giá theo thang Likert 5 điểm. Vì ma trận EFE có thang đo mẫu là 4 điểm, tuy nhiên để thuận tiện cho việc khảo sát cũng như triển khai các công cụ hoạch định chiến lược tiếp theo, tác giả đã sử dụng thang đo Likert 5 điểm cho tất cả khảo sát. Do vậy, kết quả của ma trận EFE sau khi thực hiện tính tốn sẽ được quy đổi về thang đo 4 điểm để phù hợp với mơ hình lý thuyết.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH chiến lược cạnh tranh dòng sản phẩm nước mắm thái long của công ty cổ phần thực phẩm hồng phú giai đoạn 2017 2022 (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(174 trang)