5. Kết cấu của luận văn
2.2. PHÂN TÍCH MƠI TRƯỜNG BÊN NGỒI TÁC ĐỘNG ĐẾN TÌNH HÌNH TIÊU
2.2.2.6. Áp lực từ phía khách hàng
Trong ngành thực phẩm nói chung và nước mắm nói riêng, khách hàng được phân thành hai nhóm: người tiêu dùng cuối cùng và nhà phân phối. Cả hai nhóm đều gây áp lực với doanh nghiệp về giá cả, chất lượng sản phẩm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định mua hàng.
Với khách hàng là nhà phân phối: Cơng ty có một hệ thống phân phối trải
rộng tồn quốc. Với thế mạnh này, Cơng ty khẳng định khả năng vượt trội trong việc phân phối sản phẩm một cách nhanh chóng, theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu. Bên cạnh đó, Cơng ty ln dành một khoản chi phí bán hàng chiếm từ 6 – 7 % doanh thu để chi trả cho các khoản hoa hồng cho nhà phân phối, đại lý bán hàng, những người thanh tốn trước tiền hàng và có doanh thu bán hàng cao và phát triển thương hiệu cho nhà phân phối. Với lợi ích song hành như vậy, có thể thấy rằng sẽ khơng có nhiều áp lực đến từ các nhà phân phối dành cho Công ty.
Với khách hàng là người tiêu dùng cuối cùng: với hệ thống phân phối khắp
cả nước, Công ty dễ dàng tiếp cận mọi đối tượng khách hàng. Do cuộc sống ngày càng phát triển, người tiêu dùng ngày càng có thêm nhiều lựa chọn trong việc mua sắm. Tuy nhiên, với mức thu nhập có hạn, người tiêu dùng luôn muốn mua được nhiều sản phẩm với chi phí bỏ ra là ít nhất nên giá cả hàng hóa ln là mối quan tâm lớn của người tiêu dùng. Người tiêu dùng ln có xu hướng muốn mua hàng giá rẻ nhưng chất lượng tốt, cùng với đó là áp lực đến từ những đối thủ cạnh tranh, vì thế Cơng ty phải ln luôn đổi mới và nâng cao chất lượng cho sản phẩm của mình.
Nhận xét: với đối tượng khách hàng chính là người tiêu dùng cuối cùng, vẫn
có áp lực khơng nhỏ từ đối tượng này lên năng lực cạnh tranh của Công ty.