Tổng hàm lượng polyphenol của các mẫu cao vỏ hạt điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 49 - 50)

Mẫu cao trích Tổng hàm lượng phenolic

(mg GAE/g vỏ hạt điều)

E-BD 306 ± 12

H-DD 34,6 ± 1,4

Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3).

Kết quả thu được cho thấy tổng hàm lượng phenolic của hai mẫu cao có sự khác biệt đáng kể. Hàm lượng tổng phenolic của mẫu E-BD với giá trị là 306 ± 12 mg GAE/g cao gấp nhiều lần so với mẫu H-DD với giá trị 34,6 ± 1,4 mgGAE/g. Điều và các sản phẩm phụ từ điều đều chứa một lượng lớn phenolic. Vỏ hạt điều chứa thành phần polyphenol lớn (Tyman & Morris, 1967), dầu vỏ hạt điều chứa phần lớn thành phần là các hợp chất phenolic như acid anacadic, cardol và cardanol, đây lần lượt là các acid phenolic và phenolic lipid ( Bùi Văn Ái và Phan Thị Bích Ngọc, 2010). Giá trị tổng hàm lượng phenolic của mẫu E-BD khá cao, theo nghiên cứu của Neel Chandrasekara (2011), các lớp vỏ ngoài của thực vật có chứa hàm lượng phenolic cao hơn bên trong, đóng vai trị như chất bảo vệ chống lại mầm bệnh, ký sinh trùng, cũng như góp phần vào màu sắc và tính chất của thực vật. Các thành phần khác như lá điều hay vỏ lụa hạt điều đều chứa hàm lượng phenolic rất lớn, lần lượt là 269,05 mgGAE/g (Tan, Y. P., 2014) và 187,37 mgGAE/g (Mạc Xn Hịa, 2018). Ngồi ra, các thành phần xơ của điều cũng cho thấy lượng phenolic tổng rất cao. Dung mơi chiết cũng đóng vai trị lớn đối với hiệu suất trích ly phenolic. Hầu hết các dẫn xuất acid phenolic của tế bào thực vật nằm trong không bào và thường được chiết xuất với các dung mơi có chứa alcohol hoặc dung mơi hữu cơ. Nawaz và cộng sự (2005) đã báo cáo rằng sử dụng ethanol làm dung mơi chiết là một phương pháp trích ly polyphenol hiệu quả từ hạt nho và bằng cách sử dụng phương pháp này, có thể thu được lượng polyphenol tối đa.

3.2.2. Hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH

Theo Sousa và cộng sự (2007), chất chống oxy hóa là các chất mà khi tồn tại với nồng độ thấp cũng sẽ làm chậm hoặc ức chế một cách đáng kể q trình oxy hóa. Phương pháp ức chế gốc tự do DPPH là phương pháp có tính chất đơn giản, được sử dụng nhiều trong các nghiên cứu hoạt tính chống oxy hóa của các chất chiết xuất từ thực vật. Phương pháp này đang bắt đầu được sử dụng nhiều đặc biệt trong việc sàng lọc hoạt tính chống oxy hóa. Có đến 90% các nghiên cứu về chất chống oxy hóa đã sử dụng phép phân tích này (Joon-Kwan và Takayuki, 2009).

40

Các thơng số sau khi đo đạc đã được xử lý thống kê. Kết quả thử hoạt tính kháng oxy hóa được thể hiện qua giá trị phần trăm ức chế trung bình và giá trị IC50 của 2 mẫu cao được trình bày ở bảng 3.3.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)