Quả điều và cây điều

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 26 - 27)

Cây điều có tuổi thọ lên tới 30-40 năm, thuộc loại cây thân gỗ cao 8-12 m, trồng ở vùng có điều kiện đất đai màu mỡ, khí hậu tối thích và độ ẩm cao. Quả cong có thể dài tới 2,5 cm, quả điều khi chín thường phân biệt thành 2 giống là giống đỏ và vàng, vỏ ngoài mịn mỏng và hơi đàn hồi. Rễ cây bao gồm cả rễ cọc và rễ ngang, lá cây thường tập trung ở đầu cành thuộc loại lá đơn dài từ 10-20 cm.

Cây điều được trồng ở 4 vùng sinh thái nông nghiệp: Đông Nam Bộ, Tây Nguyên, Duyên hải Trung Bộ, Đồng Bằng sông Cửu Long. Trong đó, vùng Đơng Nam Bộ chiếm khoảng 70% diện tích điều tồn quốc. Cây điều có thể sống ở nhiệt độ 50C - 450C nhưng nhiệt độ thích hợp nhất khoảng 270C. Đất trồng cây điều thích hợp là đất giàu chất hữu cơ, pH từ 6,3 – 7,3 và thốt nước tốt (Trần Cơng Khanh, 2003).

1.3.2. Thành phần hóa học của vỏ hạt điều

Vỏ hạt điều gồm 3 lớp: lớp vỏ ngoài màu xanh nhẵn cứng, lớp giữa xốp hơn có cấu trúc tổ ong bên trong có chứa dịch dầu phenolic gọi là dầu vỏ hạt điều, lớp trong cùng có màu xám nâu cứng bao bọc vỏ lụa và nhân.

Thành phần hóa học vỏ hạt điều gồm các thành phần cellulose, chất khoáng, carbon và đường, chất chứa protein, tro, dầu vỏ hạt điều (CNSL). Trong đó, dầu vỏ hạt điều chiếm khoảng 23-28% trọng lượng vỏ (Phan Quốc Hoàn và cộng sự, 2010). Hàm lượng polyphenol trong vỏ hạt điều cao được tồn tại dưới dạng acid anacardic là một carboxypenta-dica-dienyl phenol và rất dễ gây bỏng da (P. Senthil Kumar và cộng sự, 2009). Đến nay, chưa có nghiên cứu cụ thể về thành phần hóa học trong vỏ hạt điều. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Anand Prakash và cộng sự (2018), vỏ hạt điều là nguồn nguyên liệu tự nhiên giàu chất chống oxy hóa, một số hợp chất polyphenol được tìm thấy trong vỏ hạt điều, ngồi ra cao chiết methanol vỏ hạt điều có tác dụng chống oxy và kháng khuẩn trong điều kiện in vitro và là chất bảo quản thực phẩm tự nhiên.

Dầu trong vỏ hạt điều có màu nâu, mùi hăng, khơng tan trong nước, tan trong acetone, n-hexan, toluen có tác dụng bảo vệ nhân khỏi sâu hại. Dầu vỏ hạt điều là một trong những

17

polyphenol tự nhiên là nguồn nhiên liệu sinh khối có thể tái tạo, là hỗn hợp của các dẫn xuất phenolic như cardanol, cardol và 2-methylcardol (Hình 1.8) (ShinjiKanehash và cộng sự, 2017). Theo nghiên cứu của P. Senthil Kumar và cộng sự năm 2009 về trích ly polyphenol từ phế phẩm tự nhiên đã chỉ ra rằng trong dung dịch CNSL dihydric phenol (resorcinol) và monohydric phenol (phenol) tồn tại dưới dạng các phân tử không phân cực và các phân tử ion phân cực (ion quinoid). Theo P. Senthil Kumar độ acid càng lớn thì hợp chất càng phân cực và nồng độ ion quinoid càng cao. Do đó, thành phần rescorcinol (pH=2,57) có tính acid cao hơn phenol nên rescorcinol chủ yếu là các ion quinoid, điều này giúp việc trích ly được phenol sẽ có hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)