Mẫu % Ức chế gốc tự do (I%) IC50
µg/mL E-BD 10 µg/mL 5 µg/mL 2.5 µg/mL 1 µg/mL 83,95 ± 0,80d 52,30± 0,61c 29,48 ± 0,85b 11,33 ± 1,12a 5,35 H-DD 100 µg/mL 50 µg/mL 25 µg/mL 10 µg/mL 18,36 ± 0,51d 7,96 ± 0,73c 6,65 ± 0,56b 1,46 ± 0,14a >100
Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các trung bình với chữ cái khác nhau (a-d) thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về giá trị ức chế gốc tự do DPPH của các mẫu cao theo kiểm định Tukey.
Nhìn chung, hoạt tính ức chế gốc tự do ở từng nồng độ của 2 mẫu cao có sự khác biệt đáng kể (p ≤ 0,05). Khi nồng độ tăng dần thì phần trăm ức chế gốc tự do cũng tăng dần, chứng tỏ khả năng kháng oxy hóa của các mẫu cao tỉ lệ thuận với chiều tăng nồng độ. Dựa vào bảng kết quả, đối với mẫu E-BD ở nồng độ 5 và 10 µg/mL có phần trăm ức chế gốc tự do cao hơn 50% còn đối với mẫu H-DD dù tăng nồng độ lên gấp 10 so với mẫu E-BD nhưng ở cả 4 nồng độ phần trăm ức chế gốc tự do đều thấp hơn 50%. Giá trị IC50 càng thấp thì khả năng kháng oxy hóa càng cao. Từ kết quả thử nghiệm cho thấy rằng, mẫu E-BD có giá trị IC50 thấp hơn (IC50 = 5,35 µg/mL) so với mẫu H-DD (IC50 >100 µg/mL) chứng tỏ mẫu E- BD có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh hơn, hoạt tính kháng oxy hóa của mẫu H-DD yếu hầu như khơng có khả năng ức chế gốc tự do. Theo Necla Öztaşkın và cộng sự (2015) cho rằng khả năng cho hydrogen của nhóm hydroxyl gắn trên vòng thơm quyết định cơ chế kháng gốc tự do của hợp chất phenol và khả năng kháng gốc tự do được ưu tiên hơn khi nhóm -OH được gắn tại vị trí -orto. Mẫu H-DD chủ yếu chứa các steroid, acid béo nên khơng có khả năng cho proton linh động. Do đó, mẫu H-DD khơng thể hiện hoạt tính ức chế DPPH.
Khi so sánh với chất đối chứng dương là acid gallic có giá trị IC50 là 5,62 µg/ml thì mẫu E-BD có giá trị IC50 thấp hơn. Có thể thấy, mẫu E-BD có hoạt tính kháng oxy hóa mạnh hơn (Bảng 3.4)
41