Kết quả khảo sát khả năng khử Fe3+ củ a2 mẫu cao

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 51 - 52)

Mẫu

Độ hấp thu tại các nồng độ EC50

mg/mL

0,1 mg/mL 0,25 mg/mL 0,5 mg/mL 1 mg/mL

E-BD 0,532 ± 0,018a 1,327 ± 0,064b 2,915 ± 0,043c - 0.10 H-DD 0,169 ± 0,012a - 0,739 ± 0,011b 1,258 ± 0,069c 0.35

Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3). Các trung bình với chữ cái khác nhau (a-c) ở cùng một cột thể hiện sự khác biệt đáng kể (p < 0,05) về giá trị năng lực khử của các mẫu cao theo kiểm định Tukey.

Từ bảng số liệu thấy rằng, theo chiều tăng nồng độ giá trị mật độ quang OD của 2 mẫu cao trích tăng dần, cho thấy có sự khác biệt đáng kể có ý nghĩa về mặt thống kê (p ≤ 0,05). Độ hấp thu cao hơn cho thấy khả năng khử lớn hơn của mẫu. Do đó, nồng độ càng cao thì năng lực khử và khả năng kháng oxy hóa càng mạnh. Dựa vào bảng kết quả, mẫu H- DD có mật độ quang tăng từ 0,169 đến 1,258 ở nồng độ 0,1 đến 1 mg/mL, mẫu E-BD thì có mật độ quang cao hơn tăng từ 0,532 đến 2,915 ở nồng độ 0,1 đến 0,5 mg/mL.

Hiệu quả kháng oxy hóa của 2 mẫu cao theo phương pháp khử sắt ở các nồng độ khác nhau được đánh giá dựa trên nồng độ mà tại đó cao chiết có giá trị OD = 0,5 và giá trị

42

OD0,5 này là giá trị EC50 được trình bày trong bảng 3.5. Giá trị EC50 càng thấp thể hiện khả năng khử ion Fe3+ thành ion Fe2+ của mẫu càng mạnh, hay khả năng kháng oxy hóa càng mạnh. Dựa vào bảng kết quả thấy rằng, khả năng kháng oxy hóa của mẫu E-BD (EC50 = 0,10 mg/mL) cao hơn mẫu H-DD (EC50 = 0,35 mg/mL), kết quả này tương đồng với kết quả tổng hàm lượng polyphenol và hoạt tính ức chế gốc tự do DPPH. Mẫu E-BD có năng lực khử mạnh cho thấy khả năng nhường electron và có thể được sử dụng để khử DOPA-quinone thành DOPA làm giảm sự hình thành của melanosis, quinone khơng chuyển sang sắc tố nâu và melanosis sẽ bị chậm lại (Nirmal, 2011).

Từ kết quả thực nghiệm, vitamin C – một chất chống oxy hóa mạnh có giá trị EC50 < 0,01 mg/mL. Cho thấy vitamin C có năng lực khử mạnh hay khả năng kháng oxy hóa cao hơn mẫu E-BD.

3.2.4. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase

Thí nghiệm được thực hiện tại Viện hàn lâm khoa học và công nghệ Việt Nam. Hoạt tính ức chế PPO của các mẫu cao trích ly từ vỏ điều ở các nồng độ khác nhau được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm ức chế và được trình bày trong Bảng 3.6 dựa theo phiếu kết quả ở phụ lục 5b. Cường độ ức chế được biểu thị bằng giá trị IC50 (nồng độ chất ức chế mà tại đó 50% hoạt tính của PPO bị ức chế). IC50 càng nhỏ thì khả năng ức chế PPO của mẫu càng cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt tính kháng oxy hóa, ức chế tyrosinase của cao trích vỏ hạt điều (anacardium occidentale) và khả năng ứng dụng bảo quản tôm thẻ chân trắng ( litopebaeus vannamei) (Trang 51 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)