CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.2. Hoạt tính chống oxy hóa của cao trích
3.2.4. Khả năng ức chế enzyme tyrosinase
Thí nghiệm được thực hiện tại Viện hàn lâm khoa học và cơng nghệ Việt Nam. Hoạt tính ức chế PPO của các mẫu cao trích ly từ vỏ điều ở các nồng độ khác nhau được biểu diễn bằng tỷ lệ phần trăm ức chế và được trình bày trong Bảng 3.6 dựa theo phiếu kết quả ở phụ lục 5b. Cường độ ức chế được biểu thị bằng giá trị IC50 (nồng độ chất ức chế mà tại đó 50% hoạt tính của PPO bị ức chế). IC50 càng nhỏ thì khả năng ức chế PPO của mẫu càng cao.
Bảng 3.6: Phần trăm ức chế enzyme PPO của các mẫu cao.vỏ hạt điều
Mẫu cao trích
% Ức chế enzyme PPO (I%)
IC50 (µg/mL) 5 µg/mL 25 µg/mL 50 µg/mL 75 µg/mL 100 µg/mL E-BD 4,57 - 28,43 47,72 57,36 91,4 H-DD 2,34 5,61 40,19 39,72 50,47 94,6
Dữ liệu được biểu diễn bằng giá trị trung bình ± độ lệch chuẩn (n = 3).
Kết quả cho thấy ở cả 5 nồng độ thì cả hai mẫu đều thể hiện hoạt tính ức chế enzyme tyrosinase. Kết quả nồng độ ức chế 50% hoạt tính PPO của 2 mẫu E-BD và H-DD lần lượt là 91,4 mg/mL và 94,6 mg/mL. Điều này chứng minh cả hai mẫu cao đều có hoạt tính ức chế Tyrosinase. Điều này được giải thích là do Tyrosinase có thể bị ức chế bởi các chất có cấu trúc tương tự cơ chất của nó là tyrosine. Tyran và Morris (1967) đã nghiên cứu rằng các thành phần của dầu vỏ điều như cardol, cardanol là những phenol tự nhiên có thể đóng vai trị là chất ức chế cạnh tranh của tyrosinase, ngoài ta thành phần acid anacadic được chứng minh là hoạt động như một chất ức chế trực tiếp của PPO bằng cách tạo phức chelate với Cu2+ của PPO làm bất hoạt enzyme. Theo nghiên cứu của Mojica (2005), dầu vỏ điều có thể
43
ức chế đáng kể hoạt động tyrosinase đến nồng độ thấp tới 0,005 mg / mL. Hiện nay chưa có nghiên cứu nào về hoạt động ức chế PPO của bã vỏ điều. Tuy nhiên, kết quả IC50 cho thấy mẫu E-BD có khả năng ức chế PPO tốt hơn H-DD. Hàm lượng phenolic tổng của mẫu E- BD lớn, trong đó có thể có các hợp chất phenolic có tiềm năng ức chế tyrosinase. Các hợp chất phenolic trong cao trích nhiều khả năng đóng vai trị là chất ức chế PPO. Một số hợp chất phenolic ức chế hoạt động PPO bằng cách tương tác với các vị trí hoạt động của các enzyme hoặc thơng qua việc giảm quinone được hình thành (Janovitz-Klapp và cộng sự, 1990; Nirmal & Stewakul, 2012).
Hoạt tính ức chế PPO phụ thuộc vào nồng độ cao trích, nồng độ càng cao thì khả năng ức chế càng lớn. Kết quả này tương tự với nghiên cứu của Soysal (2008) tác dụng ức chế của chiết xuất trà xanh đối với PPO trong táo tăng lên khi tăng nồng độ cao trích.
Chất đối chứng dương được sử dụng là kojic acid. Kết quả IC50 là 31.73 (µg/mL) cho thấy acid kojic có khả năng ức chế PPO cao hơn so với cả hai mẫu cao trích. Acid kojic là một trong những chất ức chế tyrosinase được nghiên cứu nhiều nhất. Acid kojic và các dẫn xuất của nó cho thấy hiệu quả ức chế PPO một cách mạnh mẽ (Samaneh Zolghadri, 2018).
Bảng 3.7: Phần trăm ức chế enzyme PPO của acid kojic Mẫu Mẫu
cao trích
% Ức chế enzyme PPO (I%) IC50
(µg/mL) 5 µg/mL 50 µg/mL 75 µg/mL 100 µg/mL
Acid kojic 12,87 68,38 84,93 90,44 31,73
❖ Lựa chọn mẫu cao trích
Từ các khảo sát về hoạt tính chống oxy hóa đã được thực hiện như trình bày ở mục 3.2.1 – 3.2.4 cho thấy mẫu E-BD thể hiện hoạt tính khử gốc tự do, hoạt tính khử ion kim loại và khả năng ức chế PPO tốt hơn mẫu H-DD. PPO là enzyme xúc tác quá trình hình thành đốm đen ở tơm và các lồi giáp xác. Với kết quả thử nghiệm hoạt tính chống ức chế PPO tiềm năng của E-BD và các khả năng khử chúng tôi lựa chọn mẫu E-BD để ứng dụng vào bảo quản tôm để khảo sát khả năng ức chế sự hình thành đốm đen và khả năng làm chậm sự hư hỏng ở tôm thẻ chân trắng.