CHƯƠNG 3 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
3.1. Điều chế cao trích từ vỏ hạt điều
Dựa vào bảng kết quả 3.1 so sánh độ ẩm của 2 mẫu cao cho thấy 2 mẫu có độ ẩm khác nhau, tuy nhiên sự chênh lệch không quá cao. Đối với mẫu E-BD thu được ở dạng sệt có độ ẩm 4,76% cao hơn mẫu H-DD thu được ở dạng dầu lỏng có độ ẩm 3,78%. Sự khác nhau này là do dung mơi trích ly mẫu E-BD là dung mơi phân cực ethanol có thể trích ly một số thành phần chất béo có trong nguyên liệu, chất béo này có khả năng giữ ẩm, độ nhớt cao và làm cho mẫu có dạng sệt (Yan Li, 2014). Kết quả hiệu suất thu hồi của 2 mẫu cao được thể hiện trong bảng 3.1, thu suất của mẫu H-DD (21,5%) cao hơn mẫu E-BD (13,61%). Sự khác nhau về hiệu suất trích ly là do tính chất ngun liệu, loại dung mơi, tỷ lệ dung môi, nhiệt độ, thời gian và phương pháp trích ly. Mỗi loại ngun liệu sẽ có hiệu suất trích ly khác nhau vì các chất trong mỗi ngun liệu sẽ có khả năng hịa tan dung mơi khác nhau (Wang YC và cộng sự, 2008).
Bảng 3.1: Độ ẩm và hiệu suất của 2 mẫu cao
Tên mẫu Kí hiệu Độ ẩm (%) Hiệu suất thu hồi (%)
Bả vỏ điều E-BD 4,76 13,61
Dầu vỏ điều H-DD 3,78 21,5
Theo nghiên cứu của Sampson Kofi Kye và cộng sự (2019), độ ẩm và hiệu suất thu hồi của dầu vỏ hạt điều lần lượt là 4,45% và 30,61%. So sánh với kết quả thực nghiệm nhận thấy độ ẩm và hiệu suất của mẫu H-DD đều thấp hơn. Nguyên nhân có thể giải thích do độ ẩm ngun liệu ban đầu, dung mơi và phương pháp trích ly dầu. Trước khi trích ly, vỏ hạt điều đã qua q trình sấy loại bỏ một phần ẩm trong vỏ hạt điều, ngồi ra cơ quay sau q trình trích ly để đuổi dung mơi có thể làm hao hụt lượng nước chứa trong dầu. Độ ẩm của cao thấp thuận lợi cho việc bảo quản cao vì tốc độ phát triển của vi sinh vật có mối tương quan với độ ẩm.