VI KHUẨN TẢ (VIBRIO CHOLERAE) 1 Đặc điểm sinh học

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 33 - 34)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

3. VI KHUẨN TẢ (VIBRIO CHOLERAE) 1 Đặc điểm sinh học

3.1. Đặc điểm sinh học

3.1.1. Hình thể và tính chất bắt màu

Vi khuẩn tả là loại vi khuẩn hình que hơi cong như dấu phẩy dài khoảng 1 – 3 µm rộng 0,3 - 0,6 µm, bắt màu Gram âm, khơng có vỏ, khơng sinh nha bào, có một lơng ở đầu và có khả năng di động rất mạnh.

a. Hình ảnh trên kính hiển vi quang học, tiêu bản làm từ canh khuẩn thuần nhất. b. Hình ảnh trên kính hiển vi điện tử

3.1.2. Tính chất ni cấy

Vi khuẩn tả rất hiếu khí, có thể phát triển tốt trong môi trường kiềm (pH 8,5-9,5) và nồng độ NaCl cao (3%). Nhiệt độ thích hợp 37°C nhưng vẫn phát triển được ở 5-40°C. Trong môi trường pepton kiềm, sau 3-4 giờ đã mọc, sau 6-8 giờ thành váng trên mặt môi trường. Trên môi trường thạch kiềm cao muối mặn, sau 18 giờ khuẩn lạc mọc to trơng như giọt nước, bờ đều mặt bóng.

3.1.3. Khả năng đề kháng

V. cholerae có sức đề kháng yếu với các tác nhân lý hóa, trừ pH kiềm, bị chết ở 56°C /10 phút, ở phenol 1%/ 5 phút; tuy nhiên có thể sống một số giờ trong phân và một số ngày trong nước.

3.2. Khả năng và cơ chế gây bệnh

Trong điều kiện tự nhiên, vi khuẩn tả chỉ gây bệnh cho người, ở mọi lứa tuổi.

Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể bằng đường ăn uống. Sau khi vượt qua dạ dày xuống ruột non vi khuẩn phát triển nhanh chóng nhờ pH thích hợp, tiết ra độc tố ruột. Độc tố ruột gắn vào niêm mạc ruột non

làm cho tế bào niêm mạc ruột giảm hấp thụ Na+, tăng tiết nước và CI- gây ra ỉa chảy cấp tính. Nếu

khơng được điều trị tích cực, bệnh nhân sẽ chết vì kiệt nước và mất các chất điện giải.

3.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm

Bệnh phẩm là phân và chất nơn. Cần phải xét nghiệm trong vịng 2 giờ, nếu muộn hơn thì phải cấy vào mơi trường bảo quản.

3.4. Phòng và điều trị3.4.1. Phòng bệnh 3.4.1. Phòng bệnh

Áp dụng các biện pháp: vệ sinh ăn uống, sử dụng nước sạch, diệt ruồi; chẩn đoán sớm, cách ly bệnh nhân, xử lý phân và chất nơn của bệnh nhân.

Khi có dịch tả, phải thơng báo ngay và kịp thời thực hiện các biện pháp bao vây dập dịch.

Hiện nay có 2 loại vacxin sử dụng theo đường uống: vacxin sống giảm độc lực và vacxin chết, dùng cho mọi đối tượng nhất là những người sống trong vùng có dịch lưu hành.

3.4.2. Điều trị

Bù nước và điện giải có tầm quan trọng hàng đầu để cứu sống bệnh nhân.

Để điều trị bệnh tả thường dùng tetracyclin, chloramphenicol hoặc bactrim. Tuy nhiên cũng đã có tài liệu cơng bố phát hiện được vi khuẩn tả kháng thuốc kháng sinh.

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w