AMÍP GÂY BỆNH (E HISTOLYTICA)

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 128 - 129)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

4. AMÍP GÂY BỆNH (E HISTOLYTICA)

4.1. Thể bào nang / Thế kén

● Hình trịn, vỏ dày, đường kính 10-15 μm (trung bình: 12 μm). Trong nguyên sinh chất thường

có lấm tấm những hạt nhỏ, không bào chứa glycogen và các thể nhiễm sắc màu đậm, hình gậy, đầu tày.

Trên tiêu bản tươi khơng nhìn thấy nhân, trên tiêu bản nhuộm lugol hoặc nhuộm hematoxylin, bào nang có 2 lớp vỏ và thấy được nhân. Bào nang non có từ 1-2 nhân, bào nang già có 4 nhân. Cấu trúc nhân giống như thể hoạt động.

Thể bào nang gặp trong phân khn, phân rắn của bệnh nhân lỵ mạn tính.

4.2. Thể hoạt động (Trophozoite)

Thể hoạt động của E. histolytica gồm 2 thể:

4.2.1. Thể hoạt động ăn hồng cầu và gây bệnh - Thể Magna / thể lớn

● Trên tiêu bản tươi (xét nghiệm phân mới lấy), thể Magna hoạt động mạnh, chân giả phóng ra

nhanh. Trong nguyên sinh chất có hồng cầu đang bị tiêu hóa, màu hồng hoặc vàng chanh. Amíp chết nhanh khi ra ngồi cơ thể người, vì vậy cần phải xét nghiệm ngay sau khi bệnh nhân lấy phân mới thấy amíp chuyển động.

● Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin, thể Magna thường có hình trứng, kích thước 20-40µm.

Nguyên sinh chất bắt màu xám nhạt, có một nhân trịn, đường kính 4-7µm, chính giữa nhân có một trung thể nhỏ bắt màu đậm, xung quanh trung thể có vịng nhiễm sắc ngoại vi, trên đó phân bố những hạt nhiễm sắc là những hạt bắt màu của thuốc nhuộm.

Trong nội nguyên sinh chất chứa hồng cầu bắt màu đen. Số lượng hồng cầu có thể từ một đến hàng chục, kích thước to, nhỏ khác nhau tùy theo mức độ tiêu hóa. Quan sát kỹ có thể thấy ranh giới giữa nội và ngoại nguyên sinh chất tương đối rõ ràng.

Thể hoạt động Magna thường thấy trong phân nhầy máu của bệnh nhân lỵ cấp tính.

4.2.2. Thể hoạt động không ăn hồng cầu - Thế Minuta / thể nhỏ

● Trên tiêu bản tươi, thể Minuta hoạt động yếu, di chuyển chậm. Trong ngun sinh khơng có

hồng cầu mà chỉ có những khơng bào chứa các mảnh thức ăn, vi khuẩn.

● Trên tiêu bản nhuộm hematoxylin, thể Minuta thường có hình trứng hoặc hơi trịn, kích thước

10-12 mcm, bé hơn thể Magna. Khó phân biệt ranh giới giữa nội và ngoại nguyên sinh chất. Trong nội ngun sinh chất khơng bao giờ có hồng cầu. Nhân có cấu trúc giống thể Magnat.

● Thể hoạt động Minuta thường thấy trong phân lỏng, phân nát hoặc khi bệnh nhân uống thuốc

nhuận tràng/ thuốc tẩy.

5. AMÍP KHƠNG GÂY BỆNH (E. COLI)5.1. Thể bào nang / Thể kén

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 128 - 129)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w