VIRUS DENGUE 1 Đặc điểm sinh học

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 49 - 50)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

5. VIRUS DENGUE 1 Đặc điểm sinh học

5.1. Đặc điểm sinh học 5.1.1. Cấu trúc

Virus Dengue hình cầu, cấu trúc đối xứng hình khối, chứa một sợi ARN. Vỏ envelop là lipoprotein. Đường kính có kích thước khoảng 35-50 nm.

Virus Dengue có 4 týp khác nhau, được ký hiệu là: D1, D2, D3 và D4. 5.1.2. Ni cấy

Có thể ni virus Dengue trên các tế bào nuôi như Hela, KB, đặc biệt là tế bào muỗi C6/36. Virus Dengue dễ dàng nhân lên trong não chuột nhất trăng 1-3 ngày tuổi, virus phát triển làm cho chuột bị liệt từ ngày thứ 3 trở đi. Người ta cịn ni cấy virus vào cơ thể muỗi Toxorhynchites hoặc Aedes

aegypti.

5.1.3. Khả năng đề kháng

Virus Dengue nhạy cảm với các dung mơi hồ tan lipid như ether, natri desoxycholat. formalin... dưới tác dụng của tia cực tím, virus bị phá huỷ dễ dàng. Ở 60°C virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 4°C bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% hay đơng lạnh bảo quản ở -70°C thì virus có thể sống được vài tháng tới vài năm.

5.2. Khả năng gây bệnh5.2.1. Dây chuyển dịch tế 5.2.1. Dây chuyển dịch tế

Ổ chứa virus Dengue là người và khỉ nhiễm virus. Virus truyền sang người lành qua muỗi đốt. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là Aedes aegypti có trong nhà, Aedes albopictus có trong rừng. Sau khi hút máu nhiễm virus từ 8 đến 11 ngày hoặc có thể kéo dài hơn, tùy theo số lượng virus mà muỗi hút được và tuỳ theo nhiệt độ mơi trường, muỗi có khả năng gây nhiễm. Chu trình nhiễm virus như sau:

Virus Dengue lưu hành khắp thế giới, đặc biệt ở một số vùng như tây Thái Bình Dương, New Guinea, Indonesia, Ấn Độ, vùng Caribe và các nước dọc bờ biển miền nam Trung Quốc, trong đó có Việt Nam.

5.2.2. Khả năng gây bệnh cho người

Khi muỗi mang virus Dengue đã đủ thời gian nung bệnh đốt người, virus xâm nhập qua vết đốt vào máu gây bệnh sốt xuất huyết. Tùy theo số lượng virus vào cơ thể mà thời gian ủ bệnh khác nhau (từ 2 đến 15 ngày). Bệnh khởi phát đột ngột, nổi cơn rét run, sốt cao 39-40°C, đau đầu, đau mình mẩy, đặc biệt đau nhiều ở vùng lưng, các khớp xương, cơ và nhãn cầu.. ban dát sần hoặc thể tinh hồng nhiệt có thể xuất hiện vào ngày thứ 3 hoặc thứ 5, từ ngực thân mình lan ra các chi và mặt. Bệnh nhân tử vong do choáng (shock) phản vệ.

Bệnh sốt xuất huyết Dengue có thể mắc ở mọi lứa tuổi, tỷ lệ khác nhau theo vùng.

5.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm

Lấy 2-4 ml máu bệnh nhân trong giai đoạn sốt chưa quá 4 ngày kể từ cơn sốt , có chất chống đơng. Ở tử thi, lấy tổ chức gan, lách, hạch lympho... cần lấy ngay sau khi chết chưa quá 6 giờ, được bảo quản bởi glycerin 50%. Vec tơ: bắt 20-40 con muỗi A. aegypti. Bệnh phẩm được bảo quản lạnh, riêng muỗi giữ cho sống gửi ngay tới phòng xét nghiệm.

5.4. Phòng và điều trị5.4.1. Phịng bệnh 5.4.1. Phịng bệnh

- Tiêu diệt cơn trùng tiết túc: diệt môi giới trung gian truyền bệnh bằng mọi cách:

+ Khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm để muối khơng cịn nơi trú án và đẻ trứng.

+ Phun thuốc diệt muỗi theo định kỳ.

- Tránh và hạn chế muỗi đốt

Khi ngủ phải nằm màn, những nơi có nhiều muỗi có thể thấm màn bằng permethrin 0,2 g/m2.

Vacxin phòng bệnh sốt xuất huyết Dengue hiện nay vẫn chưa được sử dụng nhiều.

5.4.2. Điểu trị

Cần chú ý chống choáng, chống hạ nhiệt đột ngột và xuất huyết ồ ạt. Nâng cao thể trạng bệnh nhân, cho bệnh nhân ăn nhiều đạm, hoa quả và tăng lượng vitamin nhất là vitamin C

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w