TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ LOẠI KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT 1 Tác hại của giun sán đường ruột đối với cơ thể vật chủ

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 80 - 81)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

3. TÁC HẠI CỦA MỘT SỐ LOẠI KÝ SINH TRÙNG ĐƯỜNG RUỘT 1 Tác hại của giun sán đường ruột đối với cơ thể vật chủ

3.1. Tác hại của giun sán đường ruột đối với cơ thể vật chủ

Các bệnh giun sán đường ruột gây tác hại đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và kinh tế. Tác hại của các loại giun sán này đối với vật chủ khác nhau, tùy thuộc vào từng loại ký sinh trùng, tùy mức độ nhiễm và thời gian nhiễm.

3.1.1. Tác hại tại vị trí ký sinh

Các biểu hiện tác hại tại vị trí ký sinh khác nhau, tùy thuộc vào loại giun sán đường ruột. Đối với giun đũa, do số lượng giun nhiều, do pH ruột bị rối loạn có thể gây ra tình trạng tắc ruột (chủ yếu gặp ở trẻ em), giun chui vào ống mật lên gan, chui vào ống tụy, vào ruột thừa gây các biến chứng viêm đường mật, túi mật cấp, áp xe đường mật, áp xe gan, viêm tụy cấp, viêm ruột thừa... Giun móc / mỏ bám vào niêm mạc tá tràng và gây hiện tượng viêm loét hành tá tràng. Trường hợp nhiễm nhiều giun tóc sẽ gây tổn thương niêm mạc đại tràng đáng kể. Giun tóc kích thích các tổn thương ở ruột già gây hội chứng giống lỵ. Triệu chứng thường gặp nhất khi bị nhiễm giun kim là ngứa hậu môn, thường xuất hiện vào buổi tối, tương ứng với thời gian giun kim cái đẻ trứng. Ruột bị nhiễm giun kim có thể bị viêm kéo dài, phân thường lỏng, đơi khi có lẫn máu và chất nhầy. Những thương tổn ruột có thể dẫn tới tình trạng chán ăn, buồn nơn, đau bụng âm ỉ, ỉa chảy kéo dài. Việc ỉa chảy kéo dài dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ. Sán dây trưởng thành gây tác hại cơ giới đáng kể: gây đau bụng, đau chủ yếu vùng hồi tràng, đôi khi giống như cơn đau ruột thừa. Đôi khi cơ thể sán gây tắc hoặc bán tắc ruột.

3.1.2. Tác hại về dinh dưỡng, sinh chất

Giun sán đường ruột chiếm một phần sinh chất, máu của cơ thể vật chủ, nếu số lượng giun sán nhiều thì lượng sinh chất và máu của cơ thể bị mất càng lớn. Đây là một trong các nguyên nhân gây suy dinh dưỡng (đặc biệt ở trẻ em), gây thiếu máu.

Khả năng chiếm chất dinh dưỡng của giun sán đường ruột rất lớn:

- Giun đũa là loại giun lớn ký sinh ở ruột, thường giun đũa ký sinh với số lượng lớn nên tác hại

chiếm thức ăn là tác hại lớn nhất của giun đũa đối với cơ thể người. Bên cạnh chiếm thức ăn, giun đũa còn chiếm vitamin đặc biệt là vitamin A và vitamin D. Nếu nhiễm nhiều giun và tình trạng nhiễm giun kéo dài (thường ở lứa tuổi trẻ em) có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, chậm phát triển về thể chất và tinh thần. Triệu chứng toàn thân nổi bật của bệnh giun đũa là gầy còm, rối loạn tiêu hóa.

- Giun móc / mỏ sống ở vùng tá tràng và phần đầu của ruột non là vùng giàu mạch máu, hơn nữa phương thức hút máu của giun móc / mỏ lại lãng phí nên vật chủ mất máu nhiều, nhanh chóng dẫn đến tình trạng thiếu máu. Một giun móc / mỏ trong một ngày hút khoảng 0,07 - 0,26 ml máu. Roche có nhận xét với người nhiễm 500 giun móc mỗi ngày có thể mất từ 40 - 80 ml máu. Ngồi tác hại hút máu, giun móc / mỏ tiết ra chất chống đơng máu và chất ức chế cơ quan tạo máu nên gây thêm tình trạng thiếu máu của cơ thể...

- Giun tóc ký sinh ở đại tràng và hút máu của vật chủ. Số lượng giun tóc nhiễm nhiều, có thể

gây thiếu máu nhược sắc kèm theo tiếng thổi của tim và phù nhẹ.

- Sán dây lợn, sán dây bò trưởng thành ký sinh ở ruột non, dinh dưỡng bằng thẩm thấu các chất

dinh dưỡng ở trong ruột. Bệnh nhân sẽ bị suy dinh dưỡng do sán chiếm thức ăn.

3.1.3. Tác hại do nhiễm các chất gây độc

Giun sán đường ruột tiết ra những chất độc hoặc những sản phẩm chuyển hóa gây độc cho cơ thể vật chủ. Các chất này có thể gây chán ăn, buồn nơn, mất ngủ hoặc có thể gây viêm, phù nề, dị ứng, nhiễm độc tại chỗ hoặc toàn thân, bạch cầu ái toan tăng cao.

Giun đũa có chất độc (ascaron ở xoang thân), vì vậy có người tuy nhiễm giun đũa ít nhưng rất đau bụng và ngứa. Trong huyết thanh của người nhiễm giun đũa cũng có những chất gây dị ứng. Các chất gây dị ứng này gây hiện tượng tăng bạch cầu ái toan và gây hội chứng Loeffler. Giun móc tiết ra chất độc ức chế cơ quan tạo máu.

Sản phẩm chuyển hóa và các chất tiết của sán dây gây độc cho hầu hết các hệ thống và tổ chức của cơ thể. Thực nghiệm cho thấy dịch tiết từ sán gây tổn hại hệ thống tim mạch, cơ quan tạo máu, hệ thống thần kinh và các tuyến nội, ngoại tiết.

3.1.4. Tác hại trong việc vận chuyển mầm bệnh

Giun sán đường ruột có thể mở đường cho các mầm bệnh khác xâm nhập vào cơ thể vật chủ.

Giun đũa trong khi di chuyển sẽ mang mầm bệnh (virus, vi khuẩn, nấm) từ ruột tới các cơ quan khác (gan, đường mật, túi mật, tụy).

Ấu trùng giun móc / mỏ, giun lươn khi xâm nhập qua da có thể mang vi khuẩn ở ngoại cảnh gây viêm nhiễm tại chỗ hoặc ấu trùng mang theo vi khuẩn vào mạch máu, mô...

3.2. Tác hại gây bệnh của E. histolytica

Các thể bệnh amip:

- Thể lỵ cấp: khởi đầu đột ngột. Hội chứng lỵ điển hình, đau bụng quặn, đi ngồi nhiều lần,

phân có máu và chất nhầy. Xét nghiệm phân thấy thể Magna.

- Viêm ruột mạn tính sau lỵ amip cấp: cịn gọi là lỵ mạn tính. Thể này xảy ra sau lỵ amip cấp.

Biểu hiện như viêm đại tràng. Xét nghiệm phân thường gặp thể bào nang và thể Minuta. Cần phân biệt với lỵ cấp xét nghiệm thấy thể Magna.

Các thể bệnh amip ngoài ruột: bệnh amip ở gan là thể bệnh hay gặp nhất trong số các bệnh amip ngoài ruột. Từ thương tổn ở ruột, amip vào gan theo đường máu và gây áp xe gan. Bệnh amip ở phổi, áp xe não do amip rất hiếm gặp. Phải dùng đến các phản ứng miễn dịch hoặc một số xét nghiệm đặc biệt mới chẩn đoán được các thể bệnh này.

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 80 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w