VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JAPANESE ENCEPHALITIS VIRUS: JEV) 1 Đặc điểm sinh vật học

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 50 - 52)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

6. VIRUS VIÊM NÃO NHẬT BẢN (JAPANESE ENCEPHALITIS VIRUS: JEV) 1 Đặc điểm sinh vật học

6.1.1. Cấu trúc

Virus viêm não Nhật Bản hình cầu, cấu trúc đối xứng hình khối, chứa ARN một sợi chiếm 6% trọng lượng của virion, kích thước virus vào khoảng 40-50 nm, có vỏ bao ngồi.

6.1.2. Ni cấy

Có thể ni cấy virus viêm não Nhật Bản trên tế bào nuôi như: tế bào thận khỉ, tế bào thận lợn, đặc biệt virus phát triển tốt ở tế bào muỗi C6/36. Người ta cịn ni cấy virus vào não chuột nhắt trắng 1-3 ngày tuổi, virus phát triển làm cho chuột bị liệt. Cũng có thể ni cấy virus vào lịng đỏ trứng gà ấp được 8-9 ngày, sau 48-96 giờ, virus phát triển làm cho bào thai chết.

6.1.3. Khả năng đề kháng

Virus viêm não Nhật Bản nhạy cảm với các dung mơi hịa tan lipid như ether, natri desoxycholat, formalin... dưới tác dụng của tia cực tím, virus bị phá hủy dễ dàng.

Ở 60°C, virus bị tiêu diệt sau 30 phút, ở 4°C bị tiêu diệt sau vài giờ, nhưng nếu ở trong dung dịch glycerol 50% hay đơng lạnh bảo quản ở -70°C thì virus có thể sống được vài tháng tới vài năm.

6.2. Khả năng gây bệnh 6.2.1. Dây chuyền dịch tế học 6.2.1. Dây chuyền dịch tế học

Virus viêm não Nhật Bản lưu hành rộng rãi ở châu Á. Các vụ dịch thường xảy ra vào mùa hè. Virus được duy trì ở động vật có xương sống hoang dại (ĐVCXSHD), một số loài chim (chim liếu điếu) và gia súc (GS) như lợn, chó, bị, ngựa...

Vật trung gian truyền bệnh là muỗi thuộc giống Culex và Aedes trong đó muỗi Culex

tritaeniorihynchus là vectơ chính, truyền virus qua các động vật có xương sống và từ đó truyền sang

người.

Chu trình nhiễm virus như sau:

6.2.2. Khả năng gây bệnh cho người

Bệnh thường mắc ở trẻ em, tập trung ở lứa tuổi dưới 10 tuổi, phẩn lớn là thể ẩn, thể điển hình gặp rất ít, thời kỳ ủ bệnh từ 6-16 ngày. Biểu hiện lâm sàng: nhức đầu nặng, sốt cao, cứng cổ và thay đổi cảm giác, ở trẻ em có thể bị co giật. Bệnh nhân thường tử vong trong giai đoạn tồn phát. Bệnh nhân có thể bị di chứng, thường là biến loạn tinh thần, giảm trí tuệ, thay đổi cá tính, cũng có khi di chứng sau 2 năm mới xuất hiện.

6.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm

Máu: lấy từ 2-4 ml máu bệnh nhân sau khi phát bệnh 1-3 ngày.

Nước não tủy: lấy 2-4 ml nước não tủy bệnh nhân sau khi phát bệnh 1-3 ngày.

Não tử thi: lấy trước 6 giờ kể từ khi chết, lấy ở các phần khác nhau của não: đại não, tiểu não, các

nhân xám.

Vec tơ: bắt 20-40 con muỗi Culex tritaeniorhynchus cho vào ống nghiệm.

6.4. Phòng và điều trị

6.4.1. Phòng bệnh chung: áp dụng như ở virus Dengue. 6.4.2. Phòng bệnh đặc hiệu

Hiện nay người ta dùng vacxin tiêm phòng cho trẻ em dưới 10 tuổi để phịng bệnh, nhất là vùng có dịch lưu hành. Khi xảy ra dịch cần tiêm, nhắc lại cho trẻ em trong lứa tuổi cảm thụ (dưới 15 tuổi).

6.4.3. Điều trị

Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Trong thời kỳ khởi phát và toàn phát, phải tập trung giải quyết các vấn đề sau:

- Chống phù nề não.

- Chống co giật.

- Bù dịch, dinh dưỡng tốt.

- Chống bội nhiễm, nhất là đường hô hấp.

Hạn chế di chứng: thời kỳ lui bệnh cần xoa bóp nhiều, vật lý liệu pháp, hoặc châm cứu đồng thời luyện tập lại chức năng nói, viết....

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w