ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ SINH TRÙNG 1 Đặc điểm hình thể và cấu tạo cơ quan

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 60 - 61)

VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA

2. ĐẶC ĐIỂM CỦA KÝ SINH TRÙNG 1 Đặc điểm hình thể và cấu tạo cơ quan

2.1. Đặc điểm hình thể và cấu tạo cơ quan 2.1.1. Hình thể kích thước

- Kích thước: thay đổi tùy theo loại, tuỳ theo giai đoạn phát triển.

- Hình thể: cũng khác nhau tùy từng loại và tùy từng giai đoạn phát triển.

- Màu sắc ký sinh trùng có thể thay đổi tùy thuộc vào vị trí ký sinh và mơi trường

2.1.2. Cấu tạo cơ quan: do biến hóa qua nhiều niên đại nên cấu tạo của ký sinh trùng thay đổi để

thích nghi với đời sống ký sinh.

Những bộ phận khơng cần thiết đã thối hóa hoặc biến đi hồn tồn như giun đũa: khơng có cơ quan vận động. Nhưng một số cơ quan thực hiện chức năng tìm vật chủ bám vào vật chủ, chiếm thức ăn của vật chủ rất phát triển như bộ phận phát hiện vật chủ của muỗi, ấu trùng giun móc (hướng tính)... Cơ quan sinh sản cũng rất phát triển.

2.2. Đặc điểm sinh sản

Ký sinh trùng có nhiều hình thức sinh sản phong phú, sinh sản nhanh và sinh sản nhiều. Các hình thức / các kiểu sinh sản của ký sinh trùng:

- Sinh sản vô giới: từ một ký sinh trùng nhân và nguyên sinh chất phân chia. Số lượng

phân chia nhiều ít tùy từng loại ký sinh trùng để tạo ra những ký sinh trùng mới. Thí dụ sinh sản của amip, trùng roi, ký sinh trùng sốt rét.

+ Sinh sản lưỡng giới: thí dụ sán lá gan, sán dây... có thể thực hiện giao hợp chéo

giữa hai bộ phận sinh dục đực và cái trên một cá thể.

+ Sinh sản hữu giới giữa cá thể đực và cá thể cái: như giun đũa, giun tóc...

Việc ký sinh trùng sinh sản rất sớm, rất nhanh, rất nhiều là một trong những nguyên nhân gây ô nhiễm mầm bệnh, tăng khả năng nhiễm và tái nhiễm mầm bệnh ký sinh trùng cho người và động vật.

2.3. Đặc điểm sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng

- Đời sống và phát triển của ký sinh trùng cũng như mọi sinh vật khác liên quan mật thiết

tới môi trường tự nhiên, môi trường xã hội, các quần thể sinh vật khác.

- Tuổi thọ của ký sinh trùng rất khác nhau, có loại chỉ sống một vài tháng như giun kim,

có loại sống hàng năm như giun tóc, giun móc, sán dây.

- Các yếu tố chủ yếu ảnh hưởng tới sự sống, phát triển và phân bố của ký sinh trùng: + Sinh địa cảnh, thổ nhưỡng.

+ Thời tiết khí hậu.

+ Quần thể và lối sống của con người đều có ảnh hưởng quan trọng tới ký sinh

trùng và bệnh ký sinh trùng.

Một phần của tài liệu Vi sinh ký sinh trung 1587971903 1634006828 (Trang 60 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w