VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA
5. CHẨN ĐOÁN BỆNH KÝ SINH TRÙNG
Trong Ngành Ký sinh trùng người ta áp dụng nhiều biện pháp, phương pháp nhằm chẩn đoán bệnh cho một cá thể hoặc chẩn đoán vấn đề ký sinh trùng cho một cộng đồng.
5.1. Chẩn đốn lâm sàng
Nhìn chung rất nhiều bệnh ký sinh trùng không thể dựa vào triệu chứng lâm sàng để chẩn đoán xác định, các triệu chứng lâm sàng chỉ có tính định hướng.
5.2. Chẩn đốn xét nghiệm
Để xác định chắc chắn có nhiễm khơng và nhiễm loại ký sinh trùng nào trong tuyệt đại đa số trường hợp là phải dùng xét nghiệm.
- Bệnh phẩm để xét nghiệm:
Tùy theo vị trí ký sinh, đường thải của ký sinh trùng mà lấy bệnh phẩm cho thích hợp. Thơng thường để xét nghiệm tìm con ký sinh trùng (trưởng thành hoặc ấu trùng) có các loại bệnh phẩm sau:
+ Phân: khối lượng lấy, vị trí lấy, thời gian lấy... là tùy từng trường hợp. + Máu: có thể tìm trực tiếp ký sinh trùng trong máu hoặc gián tiếp qua các phản
ứng huyết thanh học để chẩn đốn các bệnh ký sinh trong máu, mơ. Thời gian lấy máu, vị trí lấy máu, khối lượng máu lấy, lấy máu làm tiêu bản ngay hay để lấy huyết thanh là tuỳ chỉ định cụ thể.
+ Tủy xương: cũng có thể được lấy để tìm ký sinh trùng sốt rét khi cần thiết. + Mô: một số ký sinh trùng sống trong mô như ấu trùng sán dây, ấu trùng,giun
xoắn... nên mô là một bệnh phẩm quan trọng để chẩn đoán các bệnh này.
+ Dịch và các chất thải khác:
* Đờm: tìm trứng sán lá phổi, nấm. * Dịch tá tràng: tìm trứng sán lá gan...
* Dịch màng phổi: tìm amip (trường hợp áp xe gan do amíp vỡ vào màng phổi) + Các chất sừng: tóc, móng, da, lơng... để tìm nấm.
Tất cả các loại bệnh phẩm lấy xong được làm xét nghiệm càng sớm càng tốt
+ Các mẫu vật để tìm ký sinh trùng: đất, nước, thực phẩm, cơn trùng...
Ngồi các xét nghiệm tìm ký sinh trùng trực tiếp hoặc gián tiếp trên cơ thể con người chúng ta cân làm thêm các xét nghiệm miễn dịch, huyết học như số lượng bạch cầu toan tính (trong một số bệnh giun), số lượng hồng cầu và huyết cầu tố (trong bệnh sốt rét), siêu âm trong bệnh sán lá gan, CT, cộng hưởng từ hạt nhân và điện não trong bệnh ấu trùng sán dây lợn, xét nghiệm tuỷ đồ (trong bệnh sốt rét, giun móc)...
5.3. Chẩn đốn dịch tễ học, vùng
Do đặc điểm ký sinh trùng và bệnh ký sinh trùng liên quan mật thiết tới môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, các yếu tố địa lý, kinh tế - xã hội phong tục tập quán, hành vi.... nên việc phân tích các đặc điểm trên là rất cần thiết cho việc chẩn đoán cá thể và nhất là chẩn đoán cho một cộng đồng, một vùng lãnh thổ hẹp hoặc rộng.
Ngồi chẩn đốn xác định bệnh ký sinh trùng ở người, cịn cần tìm ký sinh trùng ở vật chủ trung gian, ở môi trường, ở ngoại cảnh... các mẫu vật có thể là vật chủ trung gian (tơm, cua, cá), sinh vật trung gian (ruồi nhặng, thực vật thuỷ sinh), nước (nước sạch, nước thải), thực phẩm, đất bụi..