VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA
1. VI KHUẨN THƯƠNG HÀN (SALMONELLA) Đặc điểm sinh học
1.1. Đặc điểm sinh học
1.1.1. Hình thể và tính chất bắt màu
Salmonella là trực khuẩn Gram âm, dài 0,6µm đến 0,8 µm, có khả năng di động, có nhiều lơng ở xung quanh thân, khơng có vỏ, khơng sinh nha bào.
1.1.2. Ni cấy
Salmonella là trực khuẩn hiếu kỵ khí tùy tiện, phát triển được trên các môi trường nuôi cấy thông thường, nhiệt độ thích hợp là 37°C, làm đục mơi trường canh thang sau 18 giờ. Trên môi trường thạch thường, khuẩn lạc tròn lồi, trắng xám, trong, bờ đều, đường kính khoảng 1-1,5 mm.
1.1.3. Khả năng đề kháng
Salmonella có thể tồn tại trong phân bệnh nhân và trong nước đá được 2-3 tháng: trong nước 2-3 tuần. Nhưng có thể bị tiêu diệt khi đun 50°C /1 giờ, đun sôi 5 phút, hoặc khi tiếp xúc với phenol 5% và clorua thuỷ ngân 1/500.
1.2. Khả năng gây bệnh
Salmonella là căn nguyên gây bệnh thương hàn, nhiễm khuẩn và nhiễm độc thức ăn. Vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa do thức ăn, nước uống bị nhiễm vi khuẩn.
- Bệnh nhân bị bệnh thương hàn thường sốt cao, có dấu hiệu li bì, có thể hơn mê, trụy tim mạch, tử vong. Vi khuẩn được đào thải qua phân.
- Sau khi ăn phải thức ăn bị nhiễm Salmonella từ 10 đến 48 giờ bệnh nhân bị nhiễm độc thức ăn với triệu chứng: sốt, nôn và ỉa chảy.
1.3. Phương pháp lấy bệnh phẩm
Dùng bơm tiêm lấy máu khi bệnh nhân đang sốt cao. Dùng tăm bông hoặc ống thông để lấy phân và chất nơn. Bệnh phẩm cịn có thể là thức ăn, nước uống...
1.4. Phòng và điều trị1.4.1. Phòng bệnh 1.4.1. Phòng bệnh
- Thực hiện vệ sinh ăn uống. - Cung cấp và sử dụng nước sạch. - Quản lý, xử lý phân.
- Phát hiện người lành mang vi khuẩn, đặc biệt lưu ý ở những người có liên quan trực tiếp đến ăn uống tập thể.
- Chẩn đoán sớm, cách ly kịp thời, xử lý chất thải của bệnh nhân. - Dùng vacxin phòng thương hàn đưa vào cơ thể bằng đường tiêm.
1.4.2. Điều trị
Hiện nay salmonella đã kháng lại nhiều kháng sinh nên tốt nhất là làm kháng sinh đồ, lựa chọn kháng sinh thích hợp để điều trị.