VI KHUẨN: THƯƠNG HÀN, LỴ, TẢ, LAO, GIANG MA
S cho câu sa
KÝ SINH TRÙNG SỐT RÉT
(Plasmodium)
MỤC TIÊU
1. Mô tả chu kỳ của ký sinh trùng sốt rét (KSTSR) 2. Trình bày các phương thức nhiễm bệnh sốt rét.
3. Trình bày những thay đổi của cơ thể trong bệnh sốt rét. 4. Nêu các triệu chứng lâm sàng điển hình của một số thể bệnh.
5. Trình bày một số phương pháp xét nghiệm chẩn đoán sốt rét và nguyên tắc điều trị sốt rét 6. Trình bày các yếu tố dịch tễ học sốt rét chủ yếu ở Việt Nam
7. Trình bày nguyên tắc và các biện pháp phịng chống sốt rét ở Việt Nam.
7. Trình bày ngun tắc và các biện pháp phòng chống sốt rét ở Việt Nam. Нọ: Plasmodidae
Bộ chính: Sporozoa (Bào tử).
Bộ phụ: Hemosporidae (Bào tử màu). Lớp :Protozoa.
Ngành: Động vật.
1.2. Đặc điểm chính của Plasmodium
Plasmodium là loại đơn bào ký sinh bắt buộc trên cơ thể sinh vật. Ngoài cơ thể sinh vật, Plasmodium khơng thể tồn tại được nếu khơng có những phương pháp ni cấy đặc biệt hoặc giữ ở
nhiệt độ lạnh. Ở trong cơ thể người, Plasmodium phải ký sinh nội tế bào (ở trong tế bào gan hoặc hồng cầu). Các loại Plasmodium có hai phương thức sinh sản: chu kỳ sinh sản vơ tính, thực hiện ở vật chủ phụ (người hoặc những sinh vật khác) và chu kỳ sinh sản hữu tính thực hiện ở các loại muỗi
Anopheles truyền bệnh (vật chủ chính). Thiếu một trong hai loại vật chủ này, Plasmodium không thế
sinh sản và bảo tồn nịi giống được. Plasmodium có cấu tạo đơn giản, cơ thể chỉ là một tế bào, gồm thành phần chính là nhân, nguyên sinh chất và một số thành phần khác, khơng có bộ phận di động tuy có thời kỳ cử động giả túc, nên thường phải ký sinh cố định.
Đời sống của một ký sinh trùng tương đối ngắn, nhưng quá trình sinh sản nhân lên nhanh và nhiều, nên tồn tại kéo dài trong cơ thể.