CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3 Biểu hiện của văn hóa doanh nghiệp
1.3.3 Các quan niệm chung
Thông thường các quan niệm chung này không được biểu hiện dưới dạng văn
bản và nó được hình thành sau một thời gian lâu dài được thực tế kiểm nghiệm. Đó là những quan niệm chung (giá trị ngầm định) là giá trị niềm tin và thái độ, lý
tưởng, nhận thức, suy nghĩ, tình cảm đã ăn sâu trong tiềm thức của mỗi thành viên trong doanh nghiệp. Các ngầm định là cơ sở cho hành động, định hướng sự hình
thành các giá trị trong nhận thức cho các cá nhân:
- Lý tưởng: là những động lực, giá trị, ý nghĩa cao cả, sâu sắc, giúp con người cảm thông, chia sẻ và dẫn dắt họ trong nhận thức, cảm nhận và xúc động trước sự vật và hiện tượng xung quanh họ, giúp họ xác định được cái gì là đúng, cái gì là sai, định hình trong đầu họ rằng cái gì được cho là quan trọng,... Lý tưởng của tổ chức có thể là sứ mạng là lợi nhuận, là đỉnh cao công nghệ…trong khi lý tưởng của nhân viên là kiếm được nhiều tiền, là địa vị. Tóm lại, lý tưởng thể hiện định hướng căn bản, thống
15
nhất hóa các phản ứng của mọi thành viên trong doanh nghiệp trước các sự vật, hiện tượng. Cụ thể hơn, lý tưởng của một doanh nghiệp được ẩn chứa trong triết lý kinh
doanh, mục đích kinh doanh, phương châm hành động của DN đó.
- Niềm tin: là khái niệm đề cập đến việc mọi người cho rằng thế nào là đúng là sai. Niềm tin của người lãnh đạo dần dần chuyển hóa thành niềm tin của tập thể
thông qua những giá trị. Khi một hoạt động nào đó trở thành thói quen và tỏ ra hữu hiệu, chúng sẽ chuyển hóa dần thành niềm tin. Niềm tin khác lý tưởng ở chỗ, nó
hình thành một cách có ý thức, được xét đoán và rõ ràng, trong khi lý tưởng thì khó giải thích hơn, lý tưởng có thể đến từ sâu trong tiềm thức…. Niềm tin được hình
thành từ ở mức độ nhận thức đơn giản trong khi lý tưởng được hình thành khơng chỉ
ở niềm tin mà con bao gồm cả các giá trị về cảm xúc và đạo đức của họ. Xây dựng
niềm tin trong doanh nghiệp đòi hỏi các nhà quản lý phải có trình độ kiến thức và kinh nghiệm.
- Chuẩn mực đạo đức: là quan niệm về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín về sự bình đẳng, sự thương yêu đùm bọc lẫn nhau. Các yếu tố này thuộc văn hoá dân tộc, khi hành xử các yếu tố này được coi như yếu tố đương nhiên trong các mối quan hệ trong
doanh nghiệp.
- Thái độ: là chất gắn kết niềm tin và chuẩn mực đạo đức thơng qua tình cảm. Thái độ phản ánh thói quen theo tư duy, kinh nghiệm nhằm diễn đạt việc mong
muốn hay không mong muốn đối với sự vật hiện tượng. Như vậy thái độ luôn cần
đến những phán xét dựa trên cảm giác, tình cảm.
Ngồi ra, trong DN cịn tồn tại một hệ thống giá trị chưa được coi là đương nhiên và các giá trị mà lãnh đạo mong muốn đưa vào DN mình. Những giá trị được các thành viên chấp nhận thì sẽ được tiếp tục duy trì theo thời gian và dần dần được coi là đương nhiên. Sau một thời gian thì các giá trị này sẽ trở thành các ngầm định. Như vậy, văn hóa doanh nghiệp là những giá trị xuất phát từ mọi hành vi của con người trên tất cả các mặt hoạt động diễn ra trong quá trình hoạt động kinh doanh được kế thừa, phát triển, quảng bá trong và ngoài tổ chức. Văn hóa doanh
16
giác. Giá trị văn hóa doanh nghiệp thực sự nằm ở những giá trị, quan niệm chung
được tuyên bố hoặc không tuyên bố được kết tinh trong triết lý, tư tưởng, tầm
nhìn…..mới thực sự hình thành bản sắc văn hóa đặc trưng của doanh nghiệp và
chính là tạo nên sức mạnh tiềm ẩn đối với tương lai phát triển của bản thân doanh nghiệp đó.