Nhóm giải pháp điều chỉnh mơ hình VHDN tại Công ty PVOIL Vĩnh Long

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí vĩnh long đến năm 2020 (Trang 82 - 85)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.4 Nhóm giải pháp điều chỉnh mơ hình VHDN tại Công ty PVOIL Vĩnh Long

Dựa vào kết quả khảo sát và tổng hợp ý kiến của toàn thể CBCNV, tác giả xác

định mơ hình văn hóa doanh nghiệp của PV OIL Vĩnh Long như sau:

Thứ nhất: giảm bớt đặc tính của văn hóa cấp bậc Thứ hai: tăng cường văn hóa gia đình

Thứ ba: phát triển văn hóa sáng tạo

3.4.1 Giải pháp giảm bớt văn hóa cấp bậc

Một số giải pháp được đưa ra sau đây để hạn chế văn hóa cấp bậc đang chi

phối Cơng ty gồm có:

- Xóa bỏ bớt khoảng cách giữa các bộ phận và phòng ban bằng cách tạo thêm môi trường giao tiếp ngồi cơng việc, nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau giữa cán bộ

72

cơng nhân viên như là có thể tổ chức thêm chương trình lễ hội vào các ngày lễ lớn của đất nước, tổ chức các phong trào hoạt động thể thao,…

- Giảm bớt hồ sơ và thủ tục giấy tờ không cần thiết trong quy trình làm việc. - Giảm bớt những rào cản quy trình quy chế bằng cách rà sốt lại quy trình và chính sách hiện tại của Cơng ty để bổ sung sữa đổi nhằm tạo thuận lợi cho quá trình SXKD.

- Giảm bớt việc tập trung quyền lực để tránh sự chuyên quyền và độc đoán

bằng cách trao quyền hạn cho cấp trung và cấp cơ sở để họ chủ động hơn trong việc lãnh đạo, điều hành các phần việc từ bên dưới đi lên bằng cách: cần điều chỉnh các

qui định nhiệm vụ quyền hạn và bảng mô tả công việc theo hướng xác định rõ

yêu cầu công việc, công việc theo vị trí, tăng tính chủ động, tự chịu trách nhiệm

với những ranh giới, phạm vi hoạt động rõ ràng. Điều này không mâu thuẫn với

sự kiểm soát chung từ lãnh đạo cấp cao, mà chính là sự phân quyền với phạm vi kiểm soát chặt chẽ, đều khắp và linh hoạt hơn trong Công ty.

- Cán bộ quản lý nhất là cấp trung và cấp cơ sở cần phải thay đổi phong cách làm việc, thái độ trong việc ứng xử với nhân viên, luôn gần gũi, ân cần, hỗ trợ,

giúp đỡ tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên trong công việc hằng ngày.

- Ban lãnh đạo cần thiết lập các quan hệ khơng chính thức với những người

dưới quyền bằng thái độ ứng xử chân tình, gần gũi. Ban lãnh đạo phải xem việc tạo dụng mối quan hệ gần gũi, thân mật với người dưới quyền là một nhiệm vụ để qua

đó tạo được bầu khơng khí cởi mở, chân tình, tin cậy lẫn nhau trong tập thể.

Ngoài ra, việc xây dựng và thực hiện các giải pháp phát triển những đặc tính

của văn hóa sáng tạo và văn hóa gia đình cũng góp phần đáng kể trong việc giảm

bớt những đặc tính của văn hóa cấp bậc.

3.4.2 Giải pháp tăng cường văn hóa gia đình

Để văn hóa hợp tác trở thành văn hóa chủ đạo trong tương lai, một số giải

pháp phải thực hiện như sau:

- Hoàn thiện mối quan hệ và mơi trường làm việc (tham khảo nhóm giải pháp hồn thiện q trình và cấu trúc hữu hình của Công ty).

73

- Trao thêm quyền cho nhân viên để dễ dàng ra quyết định và nâng cao năng suất lao động.

- Tổ chức thêm nhiều buổi hội thảo, họp giữa các phòng ban chức năng để

chia sẽ kinh nghiệm, khó khăn và hỗ trợ nhau trong công việc hằng ngày.

- Tăng cường thêm các kênh truyền thơng văn hóa như thành lập trang web nội bộ Công ty, thiết kế các bảng thông báo đồng bộ với khẩu hiệu, biểu tượng, màu sắc và đặc trưng văn hóa khác của Cơng ty.

- Khuyến khích nhân viên Công ty tham gia vào các hoạt động tập thể, các dự án chung.

- Tăng cường công tác khen thưởng và động viên nhân viên.

- Công ty phải có những chính sách cụ thể để phát triển nhân viên trong Cơng ty, bao gồm các chính sách đào tạo, chính sách thăng chức hay chương trình đào tạo nhân viên tiềm năng của Công ty.

3.4.3 Giải pháp để phát triển văn hóa sáng tạo

- Khuyến khích nhân viên đóng góp sáng kiến trong cơng việc, có thể sáng tạo ra các ý tưởng bằng cách:

Khơi nguồn đam mê: Đam mê là nhân tố cơ bản nhất thúc đẩy con

người sáng tạo. Với một đội ngũ nhân viên giàu nhiệt huyết Công ty sẽ đạt được bất kỳ thành tựu nào đã đặt ra. Nếu khơng có niềm vui và đam mê cơng việc nhân viên

của Công ty chẳng thể nào sáng tạo được điều gì nó như là một chiếc máy vơ hình. Tuy nhiên, chỉ có đam mê thì chưa đủ phải hướng đam mê đó đến một mục đích

nhất định. Mục tiêu kinh doanh của Công ty phải là mục tiêu cụ thể trong mục tiêu của mỗi nhân viên.

PV OIL Vĩnh Long nên tập hợp các thành viên lại với nhau, nhất là những người có thể đưa ra các ý tưởng mới, những người không ngần ngại với sự

thay đổi và có đủ kiên nhẫn để theo đuổi cơng việc cho đến cùng, để có được một

tập thể làm việc sáng tạo.

Khen ngợi các ý tưởng mới: Áp dụng các hình thức khen thưởng và khyến khích. Khen thưởng chỉ là bước khởi đầu, về lâu dài, cơ hội nghề nghiệp và

74

sự công nhận (của lãnh đạo, của đồng nghiệp) mới là động lực thúc đẩy nhân viên

khả năng sáng tạo. Bên cạnh đó, một môi trường làm việc thuận lợi mới là phần

thưởng lớn nhất cho nhân viên của Công ty.

PV OIL Vĩnh Long có thể tổ chức các buổi họp mặt ngồi lĩnh vực chun mơn, cho phép dành thời gian để đi du lịch, để thực hiện những hoài bão cá nhân, nhằm gia tăng tính sáng tạo và cải thiện hiệu suất công việc. Ngoài ra, PV OIL Vĩnh Long cịn có thể tổ chức các cuộc thi về sáng tạo với những giải thưởng có giá trị trong toàn thể nhân viên. Mọi nhân viên trong PV OIL Vĩnh Long cần phải được động viên và tạo điều kiện để tham gia vào quy trình này và chia sẻ thành cơng chung. Những ý tưởng tốt nhất luôn được lựa chọn và thực hiện ngay cả trong trường hợp những ý tưởng này có thể đối lập với ý tưởng của lãnh đạo.

- Đạo tạo và hướng dẫn nhân viên nhận biết và có biện pháp phịng ngừa rủi ro để chấp nhận mạo hiểm hơn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp hoàn thiện các cấp độ văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần xăng dầu dầu khí vĩnh long đến năm 2020 (Trang 82 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)