Kinh nghiệm của các Tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM Việt Nam trong hoạt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 33 - 36)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

1.4 Kinh nghiệm của các Tổ chức thẻ quốc tế và các NHTM Việt Nam trong hoạt

hoạt động kinh doanh thẻ TDQT

1.4.1 Tổ chức thẻ quốc tế Mastercard & VisaCard

MasterCard & VisaCard là hai tổ chức phát hành và thanh toán thẻ TDQT lớn nhất thế giới. Với VisaCard, người ta biết đến nó lần đầu tiên vào năm 1958 khi Bank of America liên kết với nhiều ngân hàng khác ở nhiều bang để phát hành và thanh tốn một loại thẻ tín dụng trên tồn nước Mỹ. Sự liên kết ban đầu chỉ là biện pháp tránh việc cạnh tranh và phân chia thị trường. Nhưng chính sự liên kết này đã tạo nên một thế mạnh nổi trội của thẻ tín dụng trong các phương tiện thanh tốn tiêu dùng và nó nhanh chóng phát triển vượt ra khỏi biên giới quốc gia. VisaCard

23

tiếp nhận thêm các thành viên mới là các ngân hàng nước ngoài tạo nên mạng lưới thanh tốn rộng khắp tồn cầu.

Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard được hình thành vào năm 1966 với tên gọi là Interbank Card Association (ICA) và được đổi tên thành MasterCard vào năm 1979. Theo xu hướng quốc tế hóa thẻ tín dụng, tổ chức này cũng thực hiện kết nạp thêm các thành viên và trở thành một tổ chức thẻ quốc tế có quy mô rộng lớn không kém VisaCard.

Sự tồn tại của hai tổ chức thẻ nói trên và các tổ chức thẻ khác chính là cơ sở để thẻ tín dụng tạo lập được thế mạnh trong thanh tốn quốc tế. Tham gia vào tổ chức này, thẻ TDQT được phát hành bởi bất kỳ ngân hàng thành viên nào cũng có thể lưu thơng tại các điểm chấp nhận thẻ của các thành viên tham gia trên toàn thế giới.

MasterCard và VisaCard đã đạt được nhiều thành công lớn trong hoạt động kinh doanh thẻ. Thành công của hai tổ chức này không chỉ dừng lại ở mức doanh số thanh tốn kỷ lục mà cịn ở tính phổ dụng tồn cầu của loại thẻ phát hành, hứa hẹn triển vọng về một thị trường nhiều thuận lợi cho hoạt động của hai tổ chức này trong tương lai.

1.4.2 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của Vietcombank

Tháng 08 năm 1996, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam chính thức đứng trong tổ chức thẻ tín dụng quốc tế Visa và là Ngân hàng đầu tiên phát hành thẻ TDQT tại Việt Nam. Tiếp sau đó là Ngân hàng Á Châu, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và Ngân hàng Sài Gịn Cơng Thương lần lượt trở thành thành viên chính thức của tổ chức thẻ quốc tế Visa.

Thị trường thẻ càng trở nên sôi động khi càng nhiều ngân hàng tham gia, ngoài các NHTM Việt Nam cịn có cả các chi nhánh ngân hàng nước ngồi tại Việt Nam như HSBC, ANZ, Citibank,... Đây đều là những ngân hàng có kinh nghiệm trong hoạt động thanh toán và phát hành các loại thẻ TDQT, do đó tạo ra nhiều khó khăn cho các ngân hàng Việt Nam trong việc cạnh tranh.

24

Vietcombank đã có ưu thế của người đi trước trong việc chiếm lĩnh thị trường thẻ còn hết sức mới mẻ. Trong suốt những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ 20, Vietcombank ln chiếm vị trí độc tơn trong hoạt động thanh toán thẻ TDQT tại Việt Nam. Nhưng sau đó là một loạt các NHTM tham gia vào thị trường thẻ TDQT làm cho thị phần chiếm giữ của Vietcombank giảm dần qua các năm. Điều này không phải là sự suy giảm hoạt động kinh doanh mà chỉ thuần túy là do sự cạnh tranh mạnh mẽ và sự chia sẻ của thị trường thẻ TDQT.

Bên cạnh đó, Vietcombank cịn là ngân hàng Việt Nam đầu tiên mạnh dạn đưa máy ATM vào hoạt động trong điều kiện viễn thơng chưa ổn định, trình độ dân trí về sản phẩm này còn hạn chế,... Điều này đã chứng minh vai trò tiên phong của Ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam trong việc đổi mới công nghệ, giúp cho việc mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh thẻ trong những năm sau này.

1.4.3 Kinh nghiệm phát hành thẻ TDQT của ACB

Có thể nói, ACB là một trong số ít những ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam là thành viên chính thức của hai tổ chức thẻ quốc tế lớn nhất thế giới, đánh dấu một bước tiến lớn của ACB trên con đường hiện đại hóa và hội nhập vào hệ thống thanh tốn tồn cầu.

Tại Việt Nam, ACB là một trong những ngân hàng sớm phát triển thẻ chip thay thế thẻ từ. Từ tháng 06 năm 2010, ACB đã chính thức triển khai áp dụng cơng nghệ gắn chip điện tử cho các thẻ TDQT do ACB phát hành theo chuẩn EMV nhằm tăng cường bảo mật, gia tăng các tiện ích cho chủ thẻ cũng như làm cho việc sử dụng thẻ trở nên linh hoạt và ưu việt hơn.

Để đáp ứng nhu cầu sử dụng thẻ ngày càng tăng, Trung tâm thẻ của ACB đã mở rộng mạng lưới ĐVCNT trên hầu hết các tỉnh thành trong cả nước, tạo tiện ích tối đa cho khách hàng. Hiện nay, các ĐVCNT của ACB cũng đã xâm nhập vào đại đa số các trung tâm thương mại, các cửa hàng mua sắm và có các chiến lược để thu hút khách hàng cũng như cạnh tranh với các NHTM khác.

25

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)