Thành lập Trung tâm thanh toán bù trừ thẻ TDQT giữa các thành viên trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 93)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

3.3 Một số kiến nghị nhằm tạo điều kiện thực hiện các giải pháp đề ra

3.3.2.3 Thành lập Trung tâm thanh toán bù trừ thẻ TDQT giữa các thành viên trong

viên trong nước

Thực tế hiện nay các ngân hàng quản lý phát hành và thanh toán thẻ theo mạng riêng của mình, điều này có lợi là phù hợp với chức năng hoạt động kinh doanh, kinh phí đầu tư thiết bị cơng nghệ của từng ngân hàng. Nhưng thực tế cũng cho thấy sự phức tạp khi thẻ của một ngân hàng được đem rút tiền mặt hoặc thực hiện thanh toán trên thiết bị chấp nhận thẻ của một ngân hàng khác trong nước. Lúc đó giao dịch sẽ phải thực hiện thông qua trung tâm thanh toán của Tổ chức thẻ quốc tế và phải chịu một khoản phí do tổ chức này quy định. Bởi vậy, thành lập một Trung tâm thanh toán bù trừ thẻ giữa các ngân hàng thành viên trong nước sẽ giảm tính phức tạp về hình thức thanh tốn các giao dịch nội bộ trong nước, tăng nhanh tốc độ thanh toán, giải quyết được vấn đề chênh lệch tỷ giá và sẽ thống nhất được về chủ trương giao dịch thẻ ở Việt Nam chỉ dùng đồng Việt Nam. Hơn nữa, Trung tâm thanh toán bù trừ sẽ giúp các ngân hàng quan hệ chặt chẽ hơn trong mọi lĩnh vực như:

- Các thành viên phát hành và thanh toán thẻ sẽ cập nhật nhanh nhất những thông tin rủi ro và giả mạo, tránh thất thoát cho các thành viên.

- Kết hợp in ấn danh sách thẻ cấm lưu hành, giảm được chi phí cho các thành viên.

- Có quy chế thống nhất về đồng tiền thanh tốn, mức phí, tỷ giá tạo ra một môi trường cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực thẻ tín dụng tại thị trường Việt Nam.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)