Những khó khăn gặp phải

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 71 - 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.4 Đánh giá về hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của Vietinbank

2.4.2 Những khó khăn gặp phải

Tâm lý ưa chuộng tiền mặt trong nền kinh tế

Theo đánh giá của một số chuyên gia nước ngoài, Việt Nam là một quốc gia đang sử dụng quá nhiều tiền mặt. Điều này có thể thấy rõ trong hệ thống ngân hàng khi có khoảng 13% trên tổng số nhân viên làm các công tác kiểm đếm, thu nhận tiền mặt. Thói quen dùng tiền mặt đã bén rễ quá lâu trong cộng đồng người Việt Nam và tiền mặt gần như được coi là phương tiện thanh tốn khơng thể thay thế. Vì vậy rất khó tạo ra được một bước nhảy vọt lớn nào nếu người dân chưa quen với một phương tiện thanh tốn mới cho dù nó có tiện ích đến đâu.

Mặc dù ngày nay người dân đã quen dần với khái niệm ngân hàng và các dịch vụ hiện đại của ngân hàng. Điển hình là vào ngày 24/08/2007, nhằm hạn chế lượng tiền mặt trong lưu thơng, tạo thói quen cho người dân Chính phủ đã có Chỉ thị số 20/2007/CT-TTg về việc trả lương qua tài khoản cho các đối tượng hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Tuy nhiên so với con số 90 triệu dân thì số lượng người dân có tài khoản tại ngân hàng cũng rất ít, mọi khoản thu nhập gồm lương, thưởng hàng tháng vẫn được trả bằng tiền mặt đối với những đơn vị không bắt buộc phải trả lương qua tài khoản ngân hàng. Trong khi đó phát hành thẻ TDQT lại căn cứ rất nhiều vào tài khoản cá nhân và thu nhập thực tế của khách hàng. Đây là một khó khăn khơng thể khắc phục một sớm một chiều đối với thị trường thẻ TDQT tại Việt Nam mặc dù nó có thể được cải thiện bằng nỗ lực marketing của các ngân hàng.

Cơ sở kỹ thuật và cơng nghệ

Thẻ TDQT là dịch vụ địi hỏi phải có hệ thống thiết bị và cơng nghệ tiên tiến theo tiêu chuẩn quốc tế từ cơng đoạn sản xuất thẻ đến quy trình thanh tốn đều phải

61

đầu tư hệ thống máy móc kiểm tra như: POS, ATM, hệ thống cảnh báo rủi ro trong thoạt động thanh tốn thẻ,... Khoản chi phí này tương đối lớn khiến lợi nhuận thu được từ hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ TDQT khơng đủ bù đắp trong thời gian đầu. Đối với cơng nghệ in thẻ thì thẻ chip đã được Vietinbank triển khai sử dụng, tuy nhiên chi phí cho loại thẻ này cịn khá cao gây ảnh hưởng đến việc phát hành cho các khách hàng muốn sử dụng.

Mơi trường pháp lý chưa hồn thiện

Hiện nay chưa có đầy đủ hành lang pháp lý chặt chẽ cho hoạt động phát hành và kinh doanh thẻ TDQT. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho việc phát triển dịch vụ thẻ. Ngân hàng Nhà nước chưa có quy chế chung cho tồn bộ hệ thống nên đa số các văn bản đang áp dụng hiện nay có nhiều điểm chưa thống nhất và chưa phù hợp. Cho đến nay, hoạt động thanh tốn qua ngân hàng có một số văn bản pháp lý sau:

Nghị định 91/CP, ngày 25/11/1993 của Chính phủ về tổ chức thanh toán không dùng tiền mặt.

Quyết định 196/TTG, ngày 01/04/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc sử dụng các dữ liệu thông tin trên vật mang tin để làm chứng từ kế toán và thanh toán của ngân hàng.

Điều 66 Luật các tổ chức tín dụng có hiệu lực từ ngày 01/10/1998 quy định về dịch vụ thanh toán.

Quy định số 20/2007/QĐ-NHNN, ngày 15/05/2007 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về "Quy chế phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng", thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN1 ngày 19/10/1999. Đây là hành lang pháp lý duy nhất quy định về hoạt động kinh doanh thẻ của các ngân hàng.

Như vậy có thể thấy hiện tại chưa có đầy đủ văn bản pháp lý quy định về việc kinh doanh, phát hành thẻ TDQT nói riêng. Điều này khơng những gây cho các ngân hàng kinh doanh dịch vụ thẻ TDQT gặp rất nhiều khó khăn mà cịn tạo ra

62

những bất cập nảy sinh giữa cơ chế phát hành, kinh doanh thẻ TDQT với các quy định quản lý hiện hành. Lớn nhất là sự bất cập với quy định quản lý ngoại hối.

Thứ nhất: Quy chế hiện hành không cho phép một cá nhân mang quá 5000 USD ra nước ngồi theo Thơng tư số 15/2011/TT-NHNN ngày 12/08/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Tuy nhiên các loại thẻ TDQT đều áp dụng chế độ tín dụng tuần hồn tức là sau khi đã trả toàn bộ dư nợ cuối kỳ, hạn mức tín dụng của thẻ sẽ tự động lập lại như cũ. Ngoài ra một chủ thẻ có thể sử dụng nhiều loại thẻ của một ngân hàng hoặc sử dụng thẻ do nhiều ngân hàng phát hành. Như vậy số ngoại tệ thực tế sử dụng ở nước ngoài sẽ vượt quá số ngoại tệ được phép mang ra nước ngoài.

Thứ hai: Việc rút tiền mặt và chi trả bằng USD của thẻ cũng tạo ra mâu thuẫn. Hiện nay trên thực tế các giao dịch thực hiện giữa Ngân hàng phát hành tại nước ngoài và các ĐVCNT ở Việt Nam đều được thực hiện bằng đơ la Mỹ. Điều này hồn tồn khơng phù hợp với chế độ ngoại hối hiện hành.

Ngoài ra việc hạch toán giữa chủ sử dụng thẻ và Ngân hàng phát hành khi đến kỳ hạn đều được thực hiện bằng đồng Việt Nam, bất kể trường hợp chủ sử dụng thẻ đã chi tiêu hay rút tiền mặt bằng đô la Mỹ hay tiền Việt Nam. Như vậy là chủ sử dụng thẻ được tự do chuyển đổi từ đồng Việt Nam ra ngoại tệ để phục vụ cho nhu cầu của mình mà không cần xin phép bất kỳ cơ quan nào. Đây là một trong những sơ hở và bất hợp lý của việc sử dụng và thanh toán thẻ TDQT đối với các quy định về quản lý ngoại hối hiện hành.

Rủi ro trong kinh doanh thẻ

Tội phạm thẻ là nỗi lo lắng của tất cả các nước trên thế giới chứ khơng riêng gì tại Việt Nam. Các nước coi đây là chuyện bình thường và họ xếp rủi ro này vào diện những rủi ro phát sinh trong các hoạt động thanh toán ngân hàng. Thậm chí các nước cịn có quỹ rủi ro dành riêng cho ngân hàng và các hình thức thanh tốn khơng dùng tiền mặt.

Mặc dù hiện nay Vietinbank chưa gặp rủi ro lớn nào trong hoạt động kinh doanh thẻ TDQT nhưng ngân hàng đã trang bị các hệ thống hỗ trợ cảnh báo rủi ro,

63

áp dụng những biện pháp thận trọng để ứng phó với các nguy cơ tấn công của các tổ chức tội phạm. Hơn nữa, môi trường pháp lý ở Việt Nam chưa có chế tài về tội gian lận và giả mạo thẻ do đó gây khó khăn trong việc xử lý.

Môi trường cạnh tranh

Không chỉ riêng Vietinbank mà các ngân hàng trong nước đều phải đương đầu với áp lực cạnh tranh từ phía các ngân hàng nước ngồi. Trong khi bản thân các ngân hàng trong nước còn thiếu kinh nghiệm chuyên môn, đang phải xây dựng từng bước quy trình làm việc và nghiên cứu thì các ngân hàng nước ngồi với ưu thế về tài chính, kiến thức và kinh nghiệm kinh doanh thẻ sẵn sàng đầu tư mạnh để chiếm lĩnh thị trường. Thị phần thanh toán thẻ TDQT của Vietinbank mặc dù tăng dần qua các năm tuy nhiên trong thời gian tới, việc tăng trưởng sẽ vấp phải nhiều cản trở từ sự cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ trên thị trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 71 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)