Tiềm năng và cơ hội phát triển thẻ TDQT

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 74)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.5 Tiềm năng và cơ hội phát triển thẻ TDQT

2.5.1 Cơ hội

Kinh tế xã hội đang phát triển không ngừng

Nền kinh tế Việt Nam trong các năm gần đây biến đổi không ngừng, GDP hàng năm đạt tốc độ tăng trưởng ổn định và cao so với các nước trong khu vực. Đảng và Nhà nước đang ra sức phấn đấu đưa nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân khoảng 6%/năm, GDP bình quân đầu người khoảng 2.200 - 2.300 USD vào năm 2015.

Với tốc độ phát triển như vậy sẽ thúc đẩy thẻ TDQT Vietinbank phát triển. Thu nhập người dân tăng lên đồng nghĩa với việc hướng tới việc tiêu dùng và thanh toán qua các phương tiện hiện đại như thẻ tăng lên. Mặt khác, Việt Nam hiện nay được Liên hiệp quốc đánh giá là một trong những điểm đến an toàn nhất đối với du khách nước ngồi. Nền chính trị của chúng ta tương đối ổn định và bền vững trong suốt thời gian qua. Đây cũng là yếu tố quan trọng thu hút các nhà đầu tư nước ngoài cũng như đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định trong thời gian tới.

Tháng 01 năm 2007, Việt Nam đã chính thức gia nhập tổ chức thương mại lớn nhất thế giới WTO. Trong các năm qua, trên con đường hội nhập quốc tế, nước

64

ta đã tham gia đầy đủ các định chế kinh tế toàn cầu, mở rộng thị trường hàng hóa dịch vụ, đầu tư quốc tế, đổi mới mạnh mẽ hơn và đồng bộ hơn các thể chế, đồng thời cải tiến nền hành chính quốc gia theo hướng đơn giản và hiện đại. Khi đó với sự góp mặt đa dạng của các ngân hàng nước ngoài cũng như các nhà đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực khác sẽ tạo ra những động lực đổi mới và cải cách ngân hàng, nâng cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, tăng cường khả năng tổng hợp tư duy trong các văn bản tài chính ngân hàng. Rõ ràng trong bối cảnh như vậy thì các dịch vụ ngân hàng hiện đại như thẻ sẽ có cơ hội để phát triển.

Tiềm năng thị trường thanh toán thẻ tại Việt Nam

Ở Việt Nam, mặc dù thị trường thẻ ngân hàng đang phát triển mạnh nhưng thẻ tín dụng vẫn chưa được nhiều người dân Việt Nam biết đến và sử dụng. Khoảng 90% giao dịch tại Việt Nam vẫn được thanh toán bằng tiền mặt nên tiềm năng và cơ hội để đẩy mạnh dịch vụ phát triển thẻ tín dụng cịn rất cao. Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước, số lượng thẻ mà các ngân hàng thương mại đã phát hành ra thị trường tính đến hết quý 4/2013 là hơn 66 triệu thẻ. Trong đó, số thẻ tín dụng chỉ chiếm 3,6% tức là khoảng 2,43 triệu thẻ.

Bảng 2.10. Số lượng thẻ TDQT tại Việt Nam giai đoạn 2011-2013

Năm 2011 2012 2013

Số lượng thẻ TDQT (triệu thẻ) 1,02 1,62 2,43 Tỷ lệ tăng trưởng 158,8% 150%

(Nguồn: Thống kê tiền tệ ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước năm 2011-2013)

Việt Nam nằm trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương là khu vực có tốc độ phát triển thẻ nhanh nhất trên toàn thế giới. Qua bảng số liệu bên trên ta có thể thấy được tốc độ tăng trưởng thẻ TDQT hàng năm đều trên 50%. Bên cạnh đó tỷ lệ sở hữu thẻ TDQT tại Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt khoảng 2,7% dân số, từ đó ta có thể thấy được tiềm năng phát hành thẻ trong tương lai là rất lớn.

Theo nhận định của các chuyên gia, hiện nay ở Việt Nam có nhiều yếu tố khá thuận lợi cho việc phát triển thẻ tín dụng, như tốc độ đơ thị hóa nhanh, dân số

65

trẻ và thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện. Khi các ngân hàng chủ động nâng cao sức hấp dẫn cho sản phẩm, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa cho người dân làm quen với thẻ tín dụng, thì đây hứa hẹn là một thị trường đầy tiềm năng trong những năm tới.

Những thay đổi tích cực trong hệ thống NHTM Việt Nam

Cạnh tranh lành mạnh giữa các NHTM trong nước và đặc biệt là các ngân hàng nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập WTO thúc đẩy sự phát triển của dịch vụ thẻ. Thị trường thẻ TDQT Việt Nam hiện nay có hơn 15 ngân hàng tham gia và sẽ tiếp tục tăng lên trong thời gian tới. Trong bối cảnh cạnh tranh như vậy, các ngân hàng sẽ đua nhau đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ thẻ tín dụng; giảm phí phát hành thẻ, phí thu với ĐVCNT cũng như phí rút tiền mặt,... đồng thời mở rộng mạng lưới tiếp thị cũng như thực hiện các chương trình khuyến mãi hấp dẫn. Do đó khách hàng sẽ là người có lợi nhất và thị trường thẻ Việt Nam sẽ ngày càng phát triển.

Xu hướng hội nhập giúp cho các ngân hàng trong nước có cơ hội cọ xát với thị trường quốc tế, tiếp thu chuyển giao công nghệ, tiếp cận các phương pháp quản trị ngân hàng hiện đại. Nhờ thế mà thẻ TDQT trong nước cũng có cơ hội phát triển. Mối liên kết giữa các ngân hàng ngày càng chặt chẽ với việc ra đời của Hội Thẻ Ngân hàng Việt Nam năm 1996. Hiện nay, qua trung gian NHNN thì các liên minh thanh tốn thẻ đã kết nối hồn tồn với nhau tạo điều kiện thuận lợi cho khách hàng trong quá trình sử dụng thẻ TDQT.

2.5.2 Thách thức

Cạnh tranh trên thị trường thẻ đang diễn ra mạnh mẽ, đặc biệt là cạnh tranh về giá

Xu hướng hiện nay của các ngân hàng đều hướng tới mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ, do đó các ngân hàng sẽ thường xuyên triển khai các mảng dịch vụ mới và hoạt động kinh doanh thẻ luôn chiếm được ưu thế. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trên thị trường kinh doanh thẻ TDQT đã làm cho thị trường ngày càng sôi động hơn bao giờ hết.

66

Là các ngân hàng tham gia sau nhằm chiếm lĩnh thị trường, các NHTM như: BIDV, Agribank, Đông Á, Sacombank,... đều không ngừng triển khai các chiến dịch miễn phí phát hành thẻ trong thời gian dài, chính sách tặng tiền vào tài khoản, chính sách miễn phí thanh tốn thẻ với các ĐVCNT mới,...

Với lợi thế đi trước, VCB đã lắp đặt POS ở hầu hết các ĐVCNT tiềm năng và ký được hợp đồng độc quyền phát hành và thanh toán thẻ American Express tại Việt Nam. Với các ưu thế này tạo cho VCB cơ hội mở rộng và phát triển đối tượng khách hàng sử dụng thẻ TDQT.

Trên đây là hai thách thức lớn mà Vietinbank phải đối mặt khi tham gia vào thị trường kinh doanh thẻ TDQT tại Việt Nam.

Các thách thức xuất hiện khi hội nhập với các tổ chức thương mại lớn

Sức ép khi gia nhập vào WTO và thực hiện những cam kết khi tham gia AFTA: xóa bỏ hồn tồn các rào cản thương mại, chia sẻ thị trường thẻ với các doanh nghiệp nước ngồi, tìm kiếm và xây dựng cho mình những đoạn thị trường phù hợp với năng lực cạnh tranh. Lĩnh vực thẻ cũng được các ngân hàng nước ngoài rất quan tâm theo hướng phát triển dịch vụ gia tăng trên thẻ, và để giảm chi phí đầu tư ban đầu các ngân hàng này sẽ tìm cách khai thác ngay cơ sở hạ tầng hiện có của hệ thống thanh toán thẻ của các ngân hàng Việt Nam bằng các biện pháp liên kết dọc, ngang trên thị trường.

Ảnh hưởng của sự giao thoa với nền kinh tế thế giới: sự chuyển đổi tiền tệ và khác biệt về chính trị, luật pháp.

Thị trường rộng mở, quyền lực khách hàng lớn hơn: nhu cầu khách hàng sử dụng thẻ ngày càng phức tạp và đa dạng, họ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn, nhiều kênh phân phối và thông tin hơn.

Khả năng bị thơn tính bởi các ngân hàng nước ngồi có tiềm lực vốn, có nhiều kinh nghiệm kinh doanh thẻ TDQT.

Sự gia tăng cạnh tranh mạnh mẽ của các ngân hàng cổ phần có chính sách phát triển thẻ thanh toán linh hoạt, cơ chế uyển chuyển.

67

Thách thức từ những đối thủ cạnh tranh quốc tế: là các tổ chức tài chính, ngân hàng lớn trên thế giới và khu vực có kinh nghiệm quản lý thẻ, thông thạo thị trường quốc tế và tiềm lực dồi dào về nguồn vốn, đồng thời sẽ có những cuộc cạnh tranh nhằm thu hút nhân tài từ các ngân hàng trong nước.

Kết luận chương 2:

Qua phân tích và đánh giá thực trạng kinh doanh thẻ TDQT tại Vietinbank cho thấy sau hơn 10 năm hoạt động, Vietinbank đã gặt hái được nhiều thành tựu đáng khích lệ, góp phần khẳng định thương hiệu sản phẩm và dịch vụ trên thị trường, khẳng định sự đúng đắn trong định hướng mở rộng và phát triển dịch vụ thẻ ngân hàng, hướng tới mục tiêu trở thành tập đồn tài chính bán lẻ hàng đầu Việt Nam.

Ngoài những thành tựu đạt được trong quá trình kinh doanh thẻ TDQT, Vietinbank vẫn còn bộc lộ những hạn chế nhất định cần phải hồn thiện. Do đó cần phải đưa ra các giải pháp và đề xuất nhằm mục đích phát triển dịch vụ thẻ TDQT mang lại nhiều lợi ích cho chủ thẻ và nền kinh tế. Đồng thời hy vọng các giải pháp này sẽ góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của Vietinbank với các ngân hàng khác, chuẩn bị tốt hơn nữa các điều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới trong thời gian tới.

68

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP MỞ RỘNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH THẺ TÍN DỤNG QUỐC TẾ TẠI NH TMCP CƠNG THƯƠNG VIỆT NAM 3.1 Định hướng hoạt động và công tác kinh doanh thẻ TDQT tại Vietinbank tới năm 2018

Với mục tiêu phấn đấu trở thành tập đồn tài chính lớn mạnh trong nước và có uy tín trên thị trường thế giới vào năm 2018,Vietinbank đang từng bước hướng tới mở rộng các sản phẩm dịch vụ đưa Vietinbank trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu Việt Nam. Một trong các sản phẩm được chú ý là thương hiệu thẻ TDQT Cremium của Vietinbank.

Vietinbank kỳ vọng gì khi phát triển dịng sản phầm thẻ TDQT này? Trước hết, Vietinbank mong muốn góp phần cung cấp thêm một cơng cụ thanh tốn không dùng tiền mặt tại Việt Nam nhằm bắt kịp xu thế phát triển trên thế giới hiện nay. Đặc biệt, với những tính năng, tiện ích cũng như các giá trị gia tăng khác biệt của thẻ TDQT Cremium, Vietinbank tin rằng thương hiệu thẻ Cremium sẽ trở thành thương hiệu thẻ TDQT hàng đầu trên thị trường Việt Nam. Hơn nữa, với thẻ TDQT Cremium Visa/Master/JCB, Vietinbank mong muốn cuộc sống của khách hàng sẽ trở nên tiện nghi hơn, phong lưu hơn, sang trọng hơn một cách đơn giản, dễ dàng, đúng như thông điệp Vietinbank hướng tới “Cuộc sống phong lưu, Đơn giản khơng ngờ”. Vì vậy, mảng hoạt động kinh doanh thẻ, đặc biệt là thẻ TDQT được BLĐ Vietinbank quan tâm rất sâu sắc. Hàng năm Vietinbank đều tổ chức các buổi hội nghị kinh doanh thẻ toàn hệ thống để đúc kết những kinh nghiệm và đưa ra những giải pháp để phát triển việc kinh doanh thẻ trong thời gian tới.

Bên cạnh đó, Vietinbank cịn liên tục đổi mới cơng nghệ và đa dạng hóa các sản phẩm, tăng cường tiện ích của thẻ nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu của nhiều đối tượng khách hàng, đặc biệt là nhóm khách hàng có thu nhập trung bình, thấp.

Đặc biệt coi trọng các dịch vụ trước, trong và sau khi bán hàng, nghiên cứu phát triển các giá trị gia tăng mới nhằm tạo ra sự khác biệt và khẳng định bản sắc riêng của thẻ TDQT Vietinbank.

69

Phát triển dịch vụ thẻ theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, tăng cường hợp tác, liên doanh với các đối tác trong nước và khu vực thơng qua hình thức tận dụng ngoại lực và liên kết nội lực để dịch vụ thẻ ngày càng hoàn thiện hơn.

3.2 Các giải pháp phát triển thẻ TDQT tại Vietinbank

3.2.1 Hoàn thiện phương thức phát hành và chính sách tín dụng

Để có thể cạnh tranh với các NHTM khác, Vietinbank cần phải đơn giản hóa thủ tục phát hành thẻ hơn nữa vì so với các ngân hàng khác thì hiện nay thủ tục của Vietinbank cịn phức tạp, ví dụ đối với khách hàng VIP là lãnh đạo các cơ quan trung ương, cơ quan tỉnh,... nên bỏ qua thủ tục xác nhận thu nhập. Hoặc đối với khách hàng thuộc đơn vị trả lương qua Vietinbank, hay phát hành thẻ TDQT có thế chấp nên bỏ thủ tục là có hộ khẩu thành phố.

Hiện quy trình phát hành thẻ TDQT của Vietinbank còn một số bất cập như thời gian giao thẻ cho khách hàng còn chậm so với một số NHTM khác vì Trung tâm Thẻ của Vietinbank có trụ sở ngồi Hà Nội nên việc in và gửi thẻ về các chi nhánh, đặc biệt là các chi nhánh ở khu vực TP.HCM phải mất ít nhất một ngày làm việc. Trong khi đó đối với một số NHTM trên địa bàn do đặc thù Trụ sở chính đặt tại TP.HCM nên có thể thực hiện việc in và giao thẻ cho khách hàng trong thời gian ngắn hơn nhiều. Để cải thiện được vấn đề này, Vietinbank đã xây dựng quy trình chuyển thẻ đến tận nhà khách hàng. Thay vì quy trình phát hành thẻ hiện nay: Khách hàng  Chi nhánh  Trung tâm Thẻ  Chi nhánh  Khách hàng (Nhận

thẻ và PIN), đã được cải tiến thành: Khách hàng  Chi nhánh  Trung tâm Thẻ  Khách hàng để rút ngắn thời gian và quá trình đi lại của khách hàng. Bên cạnh

đó, để đăng ký phát hành thẻ, khách hàng có thể đăng ký trực tiếp trên website Vietinbank và sau đó sẽ có cán bộ ngân hàng liên lạc lại với khách hàng. Đây là các điểm đổi mới cần được nhân rộng trong hệ thống Vietinbank để phát triển và thu hút số lượng khách hàng có nhu cầu sử dụng thẻ TDQT.

Đối với chính sách tín dụng, Vietinbank cũng cần phải xây dựng lại sao cho phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng. Đặc biệt nên xem xét nâng hạn mức tín dụng cao hơn cho các đối tượng khách hàng có nhu cầu để có thể cạnh tranh với

70

các đối thủ khác trên thị trường. Ví dụ hiện nay trên thị trường đối với chức danh trưởng phịng tại đơn vị hành chính sự nghiệp các NHTM có thể chào cấp thẻ với hạn mức tín dụng lên tới 200 triệu đồng trong khi đó Vietinbank vẫn còn dè dặt trong cơng tác cấp hạn mức thẻ.

Nên chuẩn hóa và hệ thống lại các văn bản ban hành để bảo đảm tính xun suốt và cơ đọng, hạn chế ra văn bản tràn lan gây mất hiệu quả và lãng phí nguồn nhân lực. Hiện các văn bản của Vietinbank vẫn chưa được hoàn thiện, nhiều văn bản ban hành xuống chi nhánh còn chồng chéo lẫn nhau gây mất nhiều thời gian cho các cán bộ ở chi nhánh tổng hợp và tư vấn cho khách hàng.

3.2.2 Nâng cao tiện ích và giá trị gia tăng của thẻ TDQT

Ngồi những giá trị gia tăng tiện ích sẵn có của dòng thẻ TDQT Cremium, Vietinbank cần phải nghiên cứu bổ sung thêm những tiện ích khác dành cho chủ thẻ và có nhiều chính sách ưu đãi cho khách hàng sử dụng thẻ. Hiện tại Vietinbank có rất nhiều chương trình khuyến mãi và các chính sách áp dụng cho khách hàng nhưng lại có q nhiều chương trình nhỏ lẻ chồng chéo không xuyên suốt khiến cho đội ngũ cán bộ lúng túng và không thể nhớ hết tất cả các chương trình để tư vấn cho khách hàng một cách tốt nhất. Đồng thời khiến khách hàng lúng túng khơng hiểu rõ chính sách khuyến mãi mà Vietinbank dành cho chủ thẻ. Những giá trị gia tăng nên gộp lại để các chủ thẻ có thể nắm bắt và thực hiện chi tiêu một cách hợp lý.

Củng cố chính sách giá, đưa ra nhiều hình thức giá ưu đãi hấp dẫn trong quá trình phát hành cũng như trong quá trình sử dụng thẻ. Áp dụng các hình thức thanh tốn đa dạng qua nhiều kênh để khách hàng lựa chọn.

Bên cạnh đó, có thể nghiên cứu đưa thêm vào những giá trị gia tăng của thẻ TDQT khơng chỉ có chức năng thanh toán mua hàng hóa trên mạng, quẹt thẻ để thanh toán trực tiếp tại ĐVCNT mà có thể thực hiện thanh toán tiền điện, nước, điện thoại, internet,… thông qua tiện ích thanh tốn online Ipay. Như vậy trong

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)