Tổng quan về thị trường thẻ TDQT ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 44)

CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH

2.1 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam và thị trường thẻ

2.1.1 Tổng quan về thị trường thẻ TDQT ở Việt Nam

2.1.1.1 Đặc điểm thị trường thẻ TDQT ở Việt Nam

Thị trường thẻ TDQT ở Việt Nam là thị trường đầy tiềm năng nhưng bên cạnh đó cũng có nhiều rào cản về tập quán, thói quen và hành lang pháp lý.

Hiện tại với số lượng thẻ khoảng 2,4 triệu chia đều cho dân số khoảng 90 triệu người thì tỷ lệ sở hữu thẻ TDQT tại Việt Nam chỉ đạt khoảng 2,7% dân số.Trong khi đó, ở Indonesia, quốc gia có tốc độ tăng trưởng kinh tế tương đương Việt Nam, tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng là 5% - 6%. Đối với các nước phát triển khác trong khu vực như Singapore, Thái Lan, Malaysia thì tỷ lệ sử dụng thẻ tín dụng cịn cao hơn rất nhiều. Do đó, theo đánh giá của các chuyên gia trong ngành tài chính, Việt Nam là thị trường tiềm năng cho sự phát triển của thẻ TDQT.

Với sản phẩm tài chính cao cấp và tiện ích này, mặc dù số người có đủ điều kiện phát hành cịn khá lớn song thói quen của người Việt Nam khơng thanh tốn qua ngân hàng là lực cản đầu tiên đối với việc phát hành thẻ TDQT. Bên cạnh đó, người dân Việt Nam vẫn còn e ngại tới vấn đề gian lận khi sử dụng thẻ để giao dịch. Tỷ lệ gian lận thẻ tín dụng ở Việt Nam cao gấp nhiều lần so với khu vực, gây thiệt hại hàng triệu USD cho các ngân hàng.

Ngày 15/05/2007, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Quy định số 20/2007/QĐ-NHNN về "Quy chế phát hành, thanh toán sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng", thay thế Quyết định số 371/1999/QĐ-NHNN ngày 19/10/1999. Đây là hành lang pháp lý duy nhất quy định về hoạt động kinh doanh thẻ TDQT của các ngân hàng. Tuy nhiên, trong quy định mới chỉ đưa ra những khái niệm cơ bản, chưa có cơ chế, chế tài cụ thể như của các nước phát triển. Do đó ảnh hướng tới hoạt động kinh doanh thẻ của các NHTM Việt Nam.

34

Thị trường thẻ TDQT tại Việt Nam đang được các ngân hàng nước ngoài đặc biệt quan tâm. Sự cạnh tranh giữa các ngân hàng trong nước và ngoài nước sẽ tạo động lực cho thị trường thẻ TDQT phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng. Khi lượng người sử dụng thẻ tăng cao sẽ tạo áp lực lên các đơn vị cung ứng hàng hóa, dịch vụ phải chấp nhận thẻ như một phương tiện thanh tốn thơng dụng, thúc đẩy ngành tài chính ngân hàng ngày càng phát triển theo xu hướng hiện đại hóa, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt theo thói quen của người dân Việt Nam.

2.1.1.2 Triển vọng phát triển thẻ TDQT ở Việt Nam

Với xu hướng phát triển chung của thế giới, Việt Nam khơng thể tách mình ra khỏi xu hướng này nếu muốn phát triển ngành ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung. Do đó, từ năm 1993 khi Vietcombank lần đầu tiên đưa công nghệ thẻ vào Việt Nam với mục đích thay thế các cơng cụ thanh tốn truyền thống thì hàng loạt các loại thẻ thanh toán đã xuất hiện tạo ra sự thuận lợi và an toàn cho các bên tham gia. Nếu chỉ dựa thuần túy vào con số thống kê về số người sử dụng thẻ thì có thể chưa thấy hết được tiềm năng phát triển ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn ở Việt Nam. Nhưng nếu xét từ xu hướng phát triển, yêu cầu hội nhập và đặc biệt là từ góc độ của nhà kinh doanh ngân hàng, thị trường thẻ ở Việt Nam lại có tiềm năng rất lớn trong việc ứng dụng cơng nghệ thẻ thanh tốn. Các ngân hàng Việt Nam đang tận dụng lợi thế của người đi sau để tiến hành hiện đại hóa ngân hàng, tiêu chuẩn hóa các nghiệp vụ và từng bước đa dạng hóa và hiện đại hóa các dịch vụ ngân hàng, đặc biệt là các dịch vụ ngân hàng được cơng nghệ hóa cao, trong đó hầu hết là các dịch vụ thẻ thanh toán như ATM, thẻ TDQT, thương mại điện tử, Internet Banking,...

Đây là những yêu cầu mới đang đặt ra mà các NHTM sớm phải thực hiện trong q trình hội nhập. Như vậy, có thể khẳng định Ngân hàng - một trong ba thành phần chính tham gia vào quá trình thực hiện các giao dịch bằng thẻ thanh tốn - ln phải sẵn sàng và tạo điều kiện để phát triển các dịch vụ này. Đối với hai thành phần còn lại, người sử dụng thẻ - người tiêu dùng và người chấp nhận thẻ - người bán hàng cũng cần làm quen với phương thức thanh toán mới và hiện đại

35

này. Đặc biệt là đối với các doanh nghiệp Việt Nam - những nhà sản xuất đang có xu hướng muốn đưa hàng hóa của mình vượt ra khỏi biên giới quốc gia, ngồi các yếu tố về chất lượng hàng hóa, chính sách giá cả cũng như chính sách hậu mãi sau bán hàng, họ cũng phải quan tâm đến các phương thức thanh toán mới đang thịnh hành trên thị trường thế giới. Do vậy, các ĐVCNT sẽ tăng lên rất nhanh về số lượng trong tương lai nếu như Việt Nam tham gia vào các hoạt động thương mại quốc tế được tồn cầu hóa cao. Vì vậy, điều cơ bản là tiềm năng hay khả năng phát triển thẻ thanh toán ở Việt Nam hiện nay chủ yếu là dựa vào người sử dụng thẻ TDQT. Rõ ràng là cùng với xu hướng hội nhập, những dịch vụ ngân hàng hiện đại được phổ biến, đời sống đã và đang ngày được tăng lên, việc chấp nhận thanh toán qua thẻ đã trở nên phổ biến. Việc mở tài khoản tại ngân hàng không chỉ đơn thuần phục vụ cho việc đầu tư lấy lãi mà cịn phục vụ cho việc thanh tốn hoặc cho các mục đích đầu tư khác. Khi những chi phí cho việc bảo quản, sử dụng tiền mặt truyền thống và tính bất tiện, khơng an tồn của chúng ngày càng được nhận thức rõ thì những tập quán này sẽ sớm được thay thế bằng các phương thức thanh tốn hiện đại, trong đó có việc thanh tốn qua thẻ ngân hàng.

2.1.2 Tổng quan về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank 2.1.2.1 Quá trình hình thành và phát triển của Vietinbank

Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập từ năm 1988 sau khi tách ra từ Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Vietinbank là một trong những ngân hàng thương mại lớn, giữ vai trò quan trọng, trụ cột của ngành ngân hàng Việt Nam. Vietinbank có hệ thống mạng lưới trải rộng toàn quốc với 150 chi nhánh, hơn 1000 phòng giao dịch/Quỹ tiết kiệm, 2 chi nhánh tại Đức, 1 chi nhánh tại Lào. Có 6 cơng ty hạch tốn độc lập là Cơng ty Cho th Tài chính, Cơng ty Chứng khốn Cơng thương, Cơng ty Quản lý Nợ và Khai thác Tài sản, Công ty TNHH MTV Bảo hiểm, Công ty TNHH MTV Quản lý Quỹ, Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý và 3 đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm Thẻ, Trường Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực.

36

Vietinbank là sáng lập viên và đối tác liên doanh của Ngân hàng INDOVINA. Có quan hệ đại lý với trên 850 ngân hàng và định chế tài chính lớn trên tồn thế giới.

Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam là một trong những Ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam được cấp chứng chỉ ISO 9001:2000. Là thành viên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam, Hiệp hội các Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tái chính viễn thơng Liên ngân hàng tồn cầu (SWIFT), Tổ chức Phát hành và Thanh toán thẻ VISA, MASTER. Là ngân hàng tiên phong trong việc ứng dụng công nghệ hiện đại và thương mại điện tử tại Việt Nam. Không ngừng nghiên cứu, cải tiến các sản phẩm, dịch vụ hiện có và phát triển các sản phẩm mới nhằm đáp ứng cao nhất nhu cầu của khách hàng. Sứ mệnh hướng đến của Vietinbank là trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hàng đầu của Việt Nam, hoạt động đa năng, cung cấp sản phẩm và dịch vụ theo chuẩn mực quốc tế, nhằm nâng giá trị cuộc sống. Tầm nhìn của Vietinbank là Trở thành Tập đồn tài chính ngân hàng hiện đại, hiệu quả hàng đầu trong nước và quốc tế. Để có cái nhìn khái qt về Vietinbank chúng ta hãy quan sát các chỉ số tăng trưởng của Vietinbank qua các năm.

2.1.2.2 Các chỉ số tăng trưởng của Vietinbank

Bảng 2.1: Các chỉ số tăng trưởng của Vietinbank qua các năm

Đơn vị: tỷ đồng Năm 2009 2010 2011 2012 2013 Vốn huy động 220.591 349.339 431.904 469.689 522.080 Tổng tài sản 243.785 367.712 460.604 503.530 576.368 Lợi nhuận trước thuế 3.373 4.598 8.392 8.168 7.751

37

Hình 2.1 - Biểu đồ diễn biến tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietinbank (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2009-2013)

Nhìn vào biểu đồ tăng trưởng nguồn vốn của Vietinbank (xem hình 2.1) qua 5 năm từ năm 2009 tới năm 2013 chúng ta đều thấy rất rõ từ năm 2009 đến năm 2011 là giai đoạn nguồn vốn huy động tăng mạnh, mỗi năm tăng trưởng khoảng 100 ngàn tỷ đồng. Đây là giai đoạn Vietinbank chuyển đổi mơ hình kinh doanh từ Ngân hàng quốc doanh sang Ngân hàng Thương mại cổ phần nên đã có những bước chuyển mình nhanh chóng và quyết liệt. Từ năm 2012 đến năm 2013, nguồn vốn huy động của Vietinbank tăng trưởng chậm hơn do những ảnh hưởng của nền kinh tế trong nước cũng như thế giới nhưng vẫn là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng cao nhất tại Việt Nam.

0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013 220.591 349.339 431.904 469.689 522.080 Vốn huy động Năm Nghìn tỷ đồng

38

Hình 2.2 - Biểu đồ tăng trưởng tổng tài sản của Vietinbank (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2009-2013)

Không chỉ tăng trưởng nguồn vốn huy động từ khách hàng, Vietinbank cũng thể hiện sự tăng trưởng về quy mô hoạt động, ngày càng mở rộng hoạt động cho vay và các hoạt động đầu tư thể hiện qua giá trị tổng tài sản liên tục tăng qua các năm với tốc độ tăng trưởng cao (xem hình 2.2). Năm 2009 tổng tài sản là 243.785 tỷ đồng thì tới năm 2013 tăng lên 576.368 tỷ đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 236% qua đó khẳng định sự lớn mạnh của Vietinbank trên thị trường.

0 100 200 300 400 500 600 2009 2010 2011 2012 2013 243.785 367.712 460.604 503.530 576.368 Tổng tài sản Năm Nghìn tỷ đồng

39

Hình 2.3 - Biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận trước thuế của Vietinbank (Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank năm 2009-2013)

Nhìn biểu đồ hình 2.3 chúng ta thấy rõ sự phát triển vượt bậc của Vietinbank, lợi nhuận trước thuế tăng trưởng mạnh từ 3.373 tỷ đồng năm 2009 lên 8.392 tỷ đồng năm 2011, tương ứng với tỷ lệ tăng trưởng 249%. Từ năm 2012 đến năm 2013, do các ảnh hưởng bất lợi từ nền kinh tế, lợi nhuận trước thuế của Vietinbank có sự suy giảm nhẹ. Tuy nhiên Vietinbank vẫn giữ vững vị trí ngân hàng đứng đầu về lợi nhuận tại Việt Nam. Nỗ lực này không chỉ của Ban lãnh đạo Vietinbank cùng tập thể cán bộ cơng nhân viên mà cịn phải kể đến các đối tác và khách hàng trung thành của Vietinbank trong suốt chặng đường vừa qua.

Trong quá trình hình thành và phát triển, Vietinbank đã không ngừng cải tiến các sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất. Suốt những năm qua, Vietinbank luôn đạt tốc độ tăng trưởng cao và bền vững. Với uy tín cao trong và ngồi nước, ngày càng có nhiều doanh nghiệp, gia đình, cá nhân tìm tới với Vietinbank và tiến tới một tương lai tất cả các hoạt động của nền kinh tế đều được thực hiện qua hệ thống ngân hàng.

0 2 4 6 8 10 2009 2010 2011 2012 2013 3.373 4.598 8.392 8.168 7.751

Lợi nhuận trước thuế

Năm Nghìn Tỷ đồng

40

2.2 Tổ chức hoạt động kinh doanh thẻ TDQT tại Ngân hàng TMCP Cơng Thương Việt Nam

2.2.1 Mơ hình tổ chức kinh doanh thẻ tại Vietinbank

Sơ đồ 2.1. Mơ hình tổ chức TTT của Vietinbank

19

Trung tâm thẻ: Được thành lập theo quyết định của Tổng giám đốc

Vietinbank, bao gồm các phòng ban, bộ phận nghiệp vụ chịu trách nhiệm tổ chức phát hành, thanh tốn và quản lý thẻ trên tồn hệ thống Vietinbank.

Nhiệm vụ chủ yếu của Trung tâm thẻ:

Nghiên cứu, phân tích thị trường và khả năng nguồn lực của Vietinbank để xây dựng chính sách, mục tiêu và kế hoạch phát triển kinh doanh trên cả hai lĩnh vực phát hành và thanh toán thẻ.

Ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện triển khai công tác phát hành và thanh tốn thẻ trong tồn hệ thống Vietinbank. Xây dựng quy trình vận hành của các nghiệp vụ thẻ tại Trung tâm thẻ.

Nghiên cứu thị trường thẻ, xây dựng kế hoạch Marketing cho các dịch vụ thẻ của Vietinbank. Thực hiện các hoạt động Marketing trực tiếp và các dịch vụ hỗ trợ để thu hút khách hàng và ĐVCNT. Nghiên cứu các phương án phối hợp với các

76 CN Khu vực Miền Bắc Phòng KDTMT Phòng KDTMN 52 CN Khu vực Miền Nam 19 CN Khu vực Miền Trung TTT Hà Nội

41

ĐVCNT trong việc cung cấp các tiện ích và các chính sách khuyến mãi cho chủ thẻ.

Thực hiện và kiểm soát các nghiệp vụ phát hành và thanh toán thẻ. Tổ chức quản lý và giám sát hoạt động của các ĐVCNT. Thực hiện các chương trình đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thẻ cho các cán bộ tại chi nhánh.

Tổng hợp các báo cáo về hoạt động phát hành và thanh toán thẻ của các chi nhánh, đại lý, ĐVCNT.

Quản lý các thông tin liên quan đến rủi ro phát hành và thanh toán theo quy định của Vietinbank, phù hợp với các quy định của các Tổ chức thẻ quốc tế.

Quản lý và vận hành hệ thống máy móc và thiết bị liên quan đến hoạt động phát hành và thanh toán thẻ. Xây dựng quy chế phối hợp với các đối tác, chi nhánh trong việc xử lý những trục trặc, hỏng hóc,... đảm bảo tính liên tục của hệ thống.

Chi nhánh Vietinbank: thực hiện chức năng kinh doanh, điều phối hoạt

động của các phòng giao dịch. Trong hoạt động phát hành và thanh tốn thẻ, chi nhánh có trách nhiệm:

Chủ động phát triển đại lý phát hành và thanh toán thẻ. Trực tiếp thực hiện công tác tiếp thị và Marketing khách hàng.

Đầu mối tiếp nhận hồ sơ khách hàng, phát hành và thanh toán cho khách hàng.

Quản lý và bảo quản ATM, thiết bị thanh toán thẻ tại các ĐVCNT do chi nhánh quản lý.

Định kỳ đề xuất nhu cầu về số lượng máy ATM, thiết bị thanh toán thẻ và các vật tư phục vụ hoạt động của các thiết bị lên Trung tâm thẻ để có kế hoạch phát triển tổng thể trên tồn hệ thống Vietinbank.

42

Sơ đồ 2.2. Mơ hình tổ chức phịng kinh doanh thẻ miền Trung và miền Nam

Nhiệm vụ của Phòng KDTMT và MN:

Đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thẻ trong khu vực mà phòng quản lý, góp phần hồn thành kế hoạch kinh doanh thẻ của toàn hệ thống.

Tạo cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa Trung tâm thẻ và chi nhánh, phát huy lợi thế địa lý để hỗ trợ các chi nhánh khai thác, phát triển khách hàng.

Đảm bảo cho công tác triển khai nghiệp vụ thẻ tại chi nhánh tuân thủ quy chế, quy trình nghiệp vụ đã ban hành và đạt hiệu quả cao.

2.2.2 Nguyên tắc phát hành thẻ TDQT tại Vietinbank

Thẻ TDQT được phát hành dựa trên nguyên tắc cho vay ngắn hạn. Có nghĩa là, khi chấp nhận phát hành thẻ tín dụng cho khách hàng, ngân hàng cung cấp cho họ một khoản tín dụng ngắn hạn với hạn mức nhất định mà chủ thẻ được sử dụng trong chu kỳ tín dụng. Hạn mức tín dụng của khách hàng nằm trong tổng mức cho vay chung đối với khách hàng, tổng mức cho vay chung này không được vượt quá giới hạn cho vay tối đa của ngân hàng đối với một khách hàng theo quy định của pháp luật. Khi phát hành thẻ, một nguyên tắc quan trọng mà khách hàng phải tuân thủ đó là khách hàng phải có đảm bảo với ngân hàng bằng thế chấp hoặc tín chấp. Nếu dựa vào tín chấp, ngân hàng sẽ xem xét khả năng trả nợ của khách hàng. Còn thế chấp phải bằng tài sản có giá trị tương đương với hạn mức tín dụng mà thẻ được

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEH giải pháp mở rộng hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng tại ngân hàng thương mại cố phần công thương việt nam (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)