Kết quả tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài thực hiện pháp luật TĐKT cho thấy: Đã có khá nhiều cơng trình nghiên cứu về TĐKT được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau, tuy nhiên số lượng cơng trình nghiên cứu liên quan đến thực hiện pháp luật TĐKT cịn ít, chưa phong phú và đa dạng, phần lớn được tiếp cận và nghiên cứu từ góc độ quản lý nhà nước.
Cho đến nay, chưa có nhiều các cơng trình nước ngồi nghiên cứu trực tiếp tới vấn đề thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam hiện nay. Đối với một số tác phẩm được dịch ra tiếng Việt về công tác khen thưởng hiện nay không tiếp cận dựa trên lĩnh vực luật học, mà chủ yếu trên lĩnh vực tâm lý, kinh doanh. Tuy nhiên, khi nghiên cứu các tác phẩm này, có thể thấy được bản chất và mục tiêu của khen thưởng cũng là khơi gợi sự nỗ lực, phấn đấu của mọi người, từ người lao động, cho đến học sinh… giống như tinh thần thi đua yêu nước của Việt Nam. Do vậy, nghiên cứu các tác phẩm đó cũng có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu thực hiện pháp luật TĐKT hiện nay ở nước ta, đặc biệt trong cơng tác khen thưởng.
Ngồi ra, trong q trình nghiên cứu cho thấy, hệ thống văn bản pháp luật về khen thưởng ở một số nước trên thế giới như Pháp, Anh, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Thái Lan… chỉ quy định về công tác khen thưởng bao gồm các HTKT, đối tượng, điều kiện khen thưởng chứ khơng nói về cơng tác thi đua. Tuy nhiên, việc nghiên cứu vấn đề thực hiện công tác khen thưởng (quy định các HTKT, phương pháp trao thưởng, tôn vinh…) ở các nước này cũng rất
quan trọng khi so sánh với công tác khen thưởng ở nước ta hiện nay.
Kết quả nghiên cứu của các cơng trình trên đã được cơng bố, đã làm sáng tỏ nhiều khía cạnh lý luận về thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam. Nhiều cơng trình đã đi sâu đánh giá thực trạng công tác TĐKT đối với một số lĩnh vực cụ thể hoặc tại một địa bàn cụ thể. Trên cơ sở đó, một số cơng trình nghiên cứu đã dành sự quan tâm tới việc đề xuất các giải pháp, trong đó có các giải pháp pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT ở nước ta hiện nay. Đây là kết quả có thể kế thừa, phát triển trong nghiên cứu đề tài luận án.
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy nhiều khía cạnh lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài luận án còn bị bỏ ngỏ hoặc chưa được triển khai một cách có hệ thống và toàn diện, mới chủ yếu hướng vào phục vụ yêu cầu của quản lý nhà nước, những nhiệm vụ thời sự của khoa học pháp lý.