Thực hiện pháp luật TĐKT là khái niệm được xây dựng dựa trên cơ sở khái niệm THPL nói chung. Lý luận về nhà nước và pháp luật khẳng định rằng, THPL là quá trình được diễn ra tiếp nối với quá trình xây dựng, hồn thiện pháp luật. Xây dựng pháp luật và THPL là những hoạt động có mục đích điều chỉnh các quan hệ xã hội và quản lý xã hội. Trong đó xây dựng pháp luật là hoạt động đầu tiên, Nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát triển phù hợp với lợi ích chung
của nhà nước. THPL là giai đoạn tiếp nối của xây dựng pháp luật nên có vai trị đưa các quy phạm pháp luật vào cuộc sống.
Trong khoa học pháp lý hiện nay có nhiều quan niệm về THPL: Theo Giáo trình Lý luận về nhà nước và pháp luật của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh: "Thực hiện pháp luật là quá tr nh hoạt động c mục đích làm
cho những quy phạm của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống, tạo ra cơ sở pháp lý cho hoạt động thực tế của các chủ th pháp luật" [119,
tr.270]. Theo giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Trường Đại học Luật Hà nội, "Thực hiện pháp luật được quan niệm là quá tr nh hoạt động c mục đích làm cho các quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ th pháp luật" [117,
tr.463]. Giáo trình Lý luận nhà nước và pháp luật của Khoa luật - Đại học Quốc gia Hà Nội:
“Thực hiện pháp luật là hành vi (hành động hoặc không hành động) của con người, phù hợp với quy định của pháp luật. Nói cách khác, tất cả những hoạt động của con người, của tổ chức mà thực hiện phù hợp với những quy định của pháp luật được coi là sự thực hiện thực tế các quy phạm pháp luật” [25, tr.140].
Có thể nhận thấy, các quan niệm như trên tuy khác nhau ở cách diễn đạt, nhưng nội hàm có sự đồng nhất nhất định, đó là: THPL là hoạt động có mục đích của các chủ thể nhằm làm cho các quy định của pháp luật trở thành hiện thực trong cuộc sống.
Trong lĩnh vực thực hiện pháp luật TĐKT, nhà nước ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT nói chung nhằm đảm bảo trật tự kỷ cương, đảm bảo quyền lợi ích của cá nhân, lợi ích hợp pháp của tổ chức được đảm bảo; đảm bảo sự lãnh đạo của Đảng và công tác quản lý của Nhà nước. Như vậy, THPL TĐKT là hoạt động có mục đích, nhằm làm cho những quy định của pháp luật TĐKT đi vào thực tiễn đời sống xã hội, chuyển từ sự nhận thức
về các quyền và nghĩa vụ thành hành vi pháp luật thực tế hợp pháp của các chủ thể.
Từ những phân tích trên có thể hiểu: Thực hiện pháp luật thi đua, khen
thưởng là hành vi thực tế, hợp pháp được h nh thành trong quá tr nh hiện thực h a các quy định của pháp luật TĐKT nhằm mở rộng, phát huy quyền dân chủ của nhân dân và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, g p phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về TĐKT.