Những vấn đề liên quan đến thực hiện pháp luật thi đua, khen thƣởng đã đƣợc nghiên cứu sáng tỏ, có kết luận thống nhất luận án

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

khen thƣởng đã đƣợc nghiên cứu sáng tỏ, có kết luận thống nhất luận án có thể kế thừa, phát triển

Căn cứ vào tình hình nghiên cứu trong và ngồi nước liên quan đến chủ đề luận án, có thể nhận thấy một số nội dung gắn với đề tài luận án đã được giải quyết, đạt được sự thống nhất cao và Luận án có thể tiếp thu kế thừa bao gồm:

Thứ nhất, trên phương diện lý luận: Các cơng trình đã có sự thống nhất

về các vấn đề: quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về TĐKT; khái niệm, ý nghĩa và bản chất của TĐKT; về vị trí, tầm quan trọng của công tác TĐKT đối các sự phát triển kinh tế-xã hội.

Thứ hai, trên phương diện thực tiễn: thực trạng pháp luật và thực tiễn

tổ chức THPL ở Việt Nam qua các cơng trình nghiên cứu có những nét cơ bản như nhau. Các cơng trình nghiên cứu đã tổng kết được quá trình hình thành và phát triển quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà

nước về THPL.

Thứ ba, TĐKT dần trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành

khoa học xã hội. Trong đó phải kể đến ngành quản lý cơng, hành chính cơng, tư tưởng Hồ Chí Minh… Điều này xuất phát từ thực tế hiện nay, công tác TĐKT ngày càng được Đảng và Nhà nước ta coi trọng, coi đây là một công cụ quản lý hữu hiệu đối với việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của tập thể và người lao động.

Thứ tư, các cơng trình đều chỉ ra rằng, pháp luật về TĐKT là khung

pháp lý và là cơ sở pháp lý quan trọng để từ đó thực hiện cơng tác TĐKT trong thực tiễn. Các tác giả cũng đã đề xuất một số kiến nghị, giải pháp hoàn thiện pháp luật TĐKT để phù hợp hơn với thực tiễn PTTĐ và công tác khen thưởng hiện nay.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 32 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)