Khái niệm khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 44)

Ngay từ thời phong kiến, tư tưởng về khen thưởng đã có, và xuất hiện ở nhiều quốc gia khác nhau. Ở nước ta, tư tưởng về khen thưởng đã được ghi lại trong nhiều tác phẩm lịch sử. Trong Đại Việt sử ký toàn thư hay các tác phẩm khác đều ghi rõ việc khen thưởng được thực hiện dưới nhiều dạng, ví dụ:

"Khen thưởng người c công trong chiến trận, người phị tá c cơng lao tài đức, người c công trong việc đi sứ, người tiến cử hiền tài, người c lời tâu đúng, người cấp dưới giữ đúng phép công, không vị n người quyền quý cấp trên, người c công làm thuỷ lợi, người c tài văn chương, người cao tuổi"

[26]. Đối tượng được khen thưởng cũng rất rộng rãi, từ trẻ em đến người già, từ nam giới đến phụ nữ… đều được khen thưởng không giới hạn bởi bất cứ yếu tố nào.

Khen thưởng luôn được sử dụng là một công cụ hiệu quả trong quản lý đất nước, ở mọi thời đại khác nhau. Việc áp dụng thực hiện đúng công cụ này luôn giúp giai cấp cầm quyền tăng cường sức mạnh của mình cũng như uy tín

trong nhân dân. Ngay ở chế độ phong kiến cũng vậy, triều đại nào mà vua, quan thực hiện việc thưởng, phạt cơng minh thì dù người được thưởng, phạt là thường dân hay binh lính, hay quan tướng đều khiến cho họ biết nhận ra sai lầm để tu sửa, và ra sức phò tá. Nguyễn Trãi cũng cho rằng "một Nhà nước

mà thưởng phạt nghiêm minh, kịp thời là Nhà nước vững mạnh. Nhà nước nào phạt nhiều hơn thưởng là Nhà nước đang suy tàn. Nhà nước nào thưởng nhiều hơn phạt là Nhà nước phồn vinh" [120, tr.21].

Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất sâu sắc trong việc khen thưởng, Người nêu rõ: "Thưởng phạt phải nghiêm minh, c công th thưởng, c lỗi th

phạt; c công mới c huân, phải c công huân mới được thưởng huân chương, thưởng cái nào đích đáng cái ấy… khen thưởng phải c tác dụng động viên, giáo dục, nêu gương". Bác thường căn dặn: "Trong một nước thưởng phạt phải nghiêm minh th nhân dân mới yên ổn, kháng chiến mới thắng lợi, kiến quốc mới thành công" [78, tr.163]. Trong công tác khen

thưởng, các cấp ủy đảng và chính quyền phải lựa chọn, cho chính xác, cho đúng những tập thể, cá nhân thực sự tiêu biểu để khen thưởng và tôn vinh. Cần hết sức coi trọng việc khen thưởng trúng người, trúng việc. Khen thưởng phải rất cơng khai, dân chủ, trong đó, quan trọng nhất là quần chúng có tơn vinh, khâm phục người được khen thưởng hay không. Phải hết sức tránh tình trạng tuyên dương, khen thưởng "theo cơ cấu", hoặc "theo gợi ý của cấp trên, chạy theo chủ nghĩa thành tích", nghĩa là khơng xứng đáng, nếu như vậy sẽ làm phản tác dụng và ý nghĩa của công tác khen thưởng. Đồng thời, từ những tấm gương điển hình tiên tiến, cơng tác TĐKT phải tiếp tục tun truyền sâu rộng tới đông đảo quần chúng nhân dân, khen thưởng phải đúng người, đúng việc, chú trọng khen thưởng đột xuất, từ đó nhân rộng để cổ vũ, động viên mọi người học tập làm theo.

Luật TĐKT năm 2003 cũng đã quy định về khen thưởng tại Khoản 2 Điều 3 như sau: "Khen thưởng là việc ghi nhận, bi u dương, tôn vinh công

trạng và khuyến khích bằng lợi ích vật chất đối với cá nhân, tập th c thành tích trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc".

Như vậy, có thể hiểu khen thưởng là hành vi của cấp c thẩm quyền nhằm ghi nhận và suy tôn những cá nhân, tập th , dựa trên sự đ ng của các cá nhân, tâp th đ đối với tổ chức và xã hội .

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)