2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân
3.2.1.1. Hạn chế trong thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua
trong tổ chức, phát động phong trào thi đua
Thứ nhất, việc thực hiện quyền của người lao động trong tổ chức, phát động các phong trào thi đua cịn hình thức và chưa thống nhất
Một là, quyền được bày tỏ ý kiến chưa được quan tâm đúng mức.
PTTĐ đảm bảo tính dân chủ, tự nguyện, có nghĩa rằng cấp có thẩm quyền phát động PTTĐ phải dựa trên sự đóng góp ý kiến của các cá nhân trong phạm vi quản lý. Tuy nhiên, trong tổ chức, phát động PTTĐ, việc chấp hành pháp luật về lấy ý kiến người lao động về PTTĐ thực hiện cịn hình thức, chưa thực chất. Ở một số nơi, chỉ có thủ trưởng đơn vị, Hội đồng TĐ-KT của đơn vị thống nhất về chủ đề, mục tiêu, nội dung… trong PTTĐ và kế hoạch tổ chức PTTĐ của đơn vị. Việc tổ chức phát động PTTĐ được thực hiện dưới hình thức thông báo, quán triệt, phổ biến để các tập thể, cá nhân trong đơn vị, địa phương được biết. Chưa có cơ chế để các tập thể, cá nhân được góp ý kiến, thảo luận để nâng cao chất lượng các PTTĐ thêm thực chất hơn. Như vậy, tập thể cấp dưới và người lao động chưa được thông tin và không đảm bảo được quyền thể hiện ý kiến của mình về PTTĐ.
Hai là, quyền đăng ký tham gia thi đua của tập th , cá nhân chưa c hướng dẫn thực hiện thống nhất. Về mặt quy định pháp luật, khơng có quy
định về đối tượng cụ thể có quyền đăng ký tham gia thi đua. Trong khi đó, thực tiễn cho thấy có rất nhiều đối tượng khác nhau từ cán bộ, công chức,
viên chức, nhân viên, chiến sĩ, công nhân, nông dân… trong mỗi loại đối tượng lại có những trường hợp cụ thể, như lao động thử việc, cá nhân được cử đi đào tạo, bồi dưỡng trong nước, ngồi nước, cá nhân thun chuyển cơng tác, cá nhân bị kỷ luật… Do vậy, nhiều trường hợp cùng một đối tượng, nhưng ở cơ quan này thì được đăng ký, cơ quan khác lại không được đăng ký. Như vậy không những không đảm bảo thống nhất, mà còn ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của người lao động.
Ba là, h nh thức thực hiện quyền đăng ký tham gia PTTĐ chưa c cách hi u thống nhất. Pháp luật TĐKT chỉ quy định đăng ký thi đua, và để thực hiện quy định này hiện có hai cách hiểu. Thứ nhất, cách hiểu được đa số các tổ chức áp dụng, đó là đăng ký trực tiếp DHTĐ. Theo đó, đăng ký thi đua được hiểu như là kế hoạch để tập thể, cá nhân phấn đấu và hướng tới DHTĐ cụ thể nào đó. Thứ hai, đăng ký thi đua được hiểu là đăng ký tham gia PTTĐ do tập thể phát động, và việc được DHTĐ nào sẽ phụ thuộc vào thành tích trong q trình thực hiện nhiệm vụ của tập thể, cá nhân đó. Hiện nay, cách hiểu thứ nhất được áp dụng phổ thông hơn, như vậy là hiểu không đúng bản chất vấn đề, dẫn đến tình trạng đầu năm đăng ký danh hiệu nào, cuối năm chỉ được bình xét ở danh hiệu đó. Những trường hợp cơ quan tổ chức cho người lao động đăng ký thi đua như vậy ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính thực chất và tâm lý của người lao động.
Bốn là, thực hiện tổ chức, phát động các PTTĐ còn chưa linh hoạt về các h nh thức, chưa bao quát được hết các thành phần người lao động trong xã hội. Để THPL thi đua, khen thưởng được hiệu quả, góp phần quan trọng
trong việc hồn thành nhiệm vụ chính trị của các tập thể, cá nhân, thủ trưởng đơn vị phải phát động, tổ chức linh hoạt nhiều hình thức các PTTĐ, bao quát được hết các tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý. Đặc biệt ở những đơn vị mà người lao động ở nhiều vị trí việc làm khác nhau, có thể là giảng viên, chuyên viên, chiến sĩ, công nhân… đều có những PTTĐ riêng, để tạo môi
trường mà ở đó, các cá nhân được thoả sức phát huy sở trường, đam mê của mình. Tuy nhiên, ở nhiều đơn vị, địa phương mới tập trung tổ chức các PTTĐ thường xuyên, chưa quan tâm phát động những đợt thi đua ngắn hạn, hoặc những hình thức khác như tổ chức các cuộc thi, trao tặng các giải thưởng…để động viên, cổ vũ tinh thần người lao động. Do đó, PTTĐ chung chưa hồ vào khơng khí lao động của người lao động được.
Thứ hai, hạn chế áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, chỉ đạo thực hiện các phong trào thi đua
Một là, công tác tổ chức chỉ đạo thực hiện PTTĐ chưa được đồng đều
giữa các vùngamiền, địa phương. Một là do sự khác biệt về mức độ phát triển kinh tế-xã hội giữa các địa phương, đối với các địa phương có sự phát triển, tăng trưởng tốt, việc tổ chức PTTĐ được diễn ra mạnh mẽ và sôi nổi cả về số lượng và chất lượng, quy mô các phong trào. Đối với những địa phương cịn đang gặp nhiều khó khăn trong việc phát triển kinh tế-xã hội, đời sống người dân cịn thấp, thì việc chỉ đạo thực hiện các PTTĐ sẽ gặp khó khăn ngay từ phía người dân, vì mục tiêu trước mắt sẽ ưu tiên phát triển kinh tế, người dân quan tâm tới những vật chất hàng ngày, thiếu yếu trước. Hai là do sự khác biệt về địa bàn hành chính, những nơi có giao thơng thuận lợi sẽ có nhiều điều kiện để các PTTĐ phát triển, đi tới từng ngõ ngách, từng gia đình. Ngược lại, những địa phương có sự xa cách về địa lý, địa bàn đi lại khó khăn, dân cư thưa thớt thì việc tổ chức, chỉ đạo THPL thi đua trong phát động các PTTĐ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt trong việc thực hiện tuyên truyền chủ trương, chính sách pháp luật thi đua, khen thưởng.
Hai là, thực hiện pháp luật trong tổ chức, phát động các PTTĐ chưa
gắn kết với thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, địa phương. Khi xác định được nhiệm vụ trước mắt và lâu dài, trọng tâm thì việc cấp có thẩm quyền xác định nội dung, tiêu chí của PTTĐ cũng phải phù hợp với những nhiệm vụ đó. Tuy nhiên, các PTTĐ hiện nay thường được xác định với nhưng nội dung,
tiêu chí chung chung, chưa cụ thể. Có thể thấy cụm từ "thi đua lập thành tích chào mừng…" thường thấy, nhưng lập thành tích gì, đối tượng nào, nhiệm vụ nào là trọng tâm thì khơng xác định được. Nghiên cứu những PTTĐ toàn quốc hiện nay, từ phong trào "cả nước chung sức xây dựng nơng thơn mới", "Cả nước chung tay vì người nghèo, khơng để ai bị bỏ lại phía sau", "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển", "Cán bộ, công chức thi đua thực hiện văn hố cơng sở" đều rất cụ thể, từ đối tượng, mục tiêu, nhiệm vụ, gắn liền với bối cảnh thời đại… Đây là điều rất đáng cân nhắc khi cấp có thẩm quyền theo quy định phát động, tổ chức các PTTĐ.