Pháp luật giữ vai trò quan trọng, là phương tiện để nhân dân phát huy quyền làm chủ, thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình trên thực tế; là nhân tố bảo đảm thực hiện nền dân chủ XHCN, phát huy quyền lực của nhân dân, thực hiện cơng bằng xã hội. Theo đó,
“Pháp luật là hệ thống các quy tắc có tính bắt buộc chung, do nhà nước ban hành (hoặc thừa nhận), thể hiện ý chí và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị và được nhà nước bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế; là cơng cụ có hiệu lực nhất để điều chỉnh các quan hệ xã hôi cơ bản phù hợp với ý chí và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội có giai cấp” [64, tr.313].
Trong công tác TĐKT, pháp luật TĐKT tạo cơ sở cho việc bảo đảm thực hiện nghiêm các chủ trương, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là các quy phạm pháp luật về TĐKT phải được ban hành phù hợp và khả thi để điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong công tác TĐKT. Nền móng của pháp luật TĐKT đã được hình thành từ rất sớm, nguyên nhân chính là sự lan toả, ảnh hưởng và hiệu quả của các PTTĐ yêu nước và các chính sách khen thưởng của Đảng, Nhà nước ta từ thời kỳ kháng chiến cách mạng. Từ đó, các nhóm quan hệ xã hội cơ bản trong cơng tác TĐKT đã được hình thành, có thể khái quát vào thành ba nhóm quan hệ sau đây:
Thứ nhất, nh m quan hệ giữa cấp phát động và cấp hưởng ưởng
Nhóm quan hệ này thể hiện ở các mối quan hệ cụ thể sau: mối quan hệ giữa cấp phát động PTTĐ với người lao động; mối quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới trong việc phát động và hưởng ứng PTTĐ; mối quan hệ giữa các bên (chính quyền, các tổ chức xã hội, tổ chức đoàn thể) trong tổ chức PTTĐ và công tác khen thưởng… Việc điều chỉnh mối quan hệ thuộc nhóm này nhằm xác nhận giá trị pháp lý của việc tổ chức thực hiện PTTĐ, công tác khen thưởng; quyền và nghĩa vụ của các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan theo quy định pháp luật TĐKT. Phong trào của đơn vị cấp dưới phải nhằm thực hiện phong trào của đơn vị cấp trên. PTTĐ phải có sự phối kết hợp, đồng thuần giữa các cấp ủy Đảng, chính quyền, tổ chức xã hội và bản thân người tham gia phong trào.
Thứ hai, nh m quan hệ phát sinh trong quá tr nh tổ chức-quản lý cơng tác TĐKT
Nhóm quan hệ này thể hiện ở các mối quan hệ cụ thể sau:
Một là, trong việc xây dựng cơ cấu tổ chức, bộ máy làm công tác
TĐKT. Đó là việc xác định vai trị, vị trí của tổ chức, bộ máy làm cơng tác thi đua trong từng cơ quan, đơn vị, địa phương. Ví dụ ở một số đơn vị cấp Bộ tổ chức, bộ máy làm công tác TĐKT được thành lập là Vụ, Ban thuộc Bộ (tương đương cấp Vụ), nhưng có những nơi là Phòng (trực thuộc Vụ, Ban, Văn Phòng và tương đương). Hoặc ở một số đơn vị quy mơ nhỏ thì được kết hợp với những tổ chức, bộ máy làm nhiệm vụ khác (như thi đua - tổng hợp, thi đua - pháp chế…). Nằm trong nhóm quan hệ này cịn có mối quan hệ giữa Hội đồng TĐ-KT đơn vị với bộ máy lãnh đạo của cơ quan, đơn vị, địa phương. Việc quy định thành viên Hội đồng TĐ-KT ở từng nơi cũng khác nhau. Có nơi, thủ trưởng đơn vị là Chủ tịch Hội đồng, nhưng cũng có nơi khơng phải vậy. Có nơi, Hội đồng TĐ-KT bao gồm toàn bộ thủ trưởng của các đơn vị trực thuộc, nhưng cũng có đơn vị khơng như thế.
Hai là, các quy định về thẩm quyền và cơ chế hoạt động của chủ thể có
thẩm quyền trong công tác TĐKT. Điều này được thể hiện trong các mối quan hệ giữa cơ quan quản lý nhà nước ở Trung ương với cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương về công tác TĐKT và giữa Hội đồng TĐ-KT cấp trên với Hội đồng TĐ-KT cấp dưới. Thẩm quyền xét tặng DHTĐ, HTKT với thẩm quyền hành chính được xác định như thế nào. Ví dụ, ở Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giám đốc Học viện có thẩm quyền tặng danh hiệu Lao động tiên tiến, Tập thể Lao động tiên tiến đối với các cá nhân, tập thể tại Học viện Trung tâm. Còn ở đơn vị khác, thủ trưởng đơn vị cấp Vụ, hoặc cấp Phịng có thể xét tặng được…
Ba là, mối quan hệ giữa kết quả TĐKT với các mảng công tác khác
dụng làm cơ sở cho một số các cơng tác khác, có thể kể đến như: xếp loại đảng viên hoàn thành nhiệm vụ, xét nâng lương, bổ nhiệm cán bộ… Tuy bên cạnh cịn có những cơ sở, những kênh đánh giá khác nhau, nhưng như vậy cho thấy được sự ảnh hưởng quan trọng của công tác TĐKT tới công tác tổ chức, cán bộ.
Thứ ba, nh m quan hệ phát sinh trong quá tr nh thực hiện các tr nh tự, thủ tục công tác TĐKT
Hoạt động TĐKT cũng như các hoạt động khác đều phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật theo những nguyên tắc, trình tự, thủ tục nhất định. Việc thực hiện các ngun tắc, trình tự, thủ tục đó đã làm xuất hiện hàng loạt các mối quan hệ giữa các chủ thể có liên quan từ việc tổ chức thực hiện phát động PTTĐ, đăng ký tham gia thi đua, sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương, tơn vinh và nhân rộng điển hình tiên tiến…
Như vậy, để điều chỉnh các nhóm quan hệ xã hội cơ bản nêu trên, Nhà nước phải ban hành các quy định pháp luật về TĐKT. Và tổng hợp các quy phạm pháp luật đó tạo thành pháp luật TĐKT.
Từ phân tích trên có thể hiểu pháp luật TĐKT như sau: Pháp luật thi đua, khen thưởng là hệ thống các quy phạm pháp luật do cơ quan Nhà nước c thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong lĩnh vực thi đua, khen thưởng.