Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng gắn chặt với thực tiễn môi trường thi đua ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 56)

tiễn môi trường thi đua ở từng cơ quan, đơn vị, địa phương

Đặc điểm này xuất phát từ việc trong pháp luật TĐKT có nhiều quy phạm tùy nghi. Đây là những quy phạm mà "trong đó cho phép chủ thể thực hiện có thể lựa chọn các cách xử sự nhất định" [87, tr.34]. Việc lựa chọn cách

xử sự ở đây có thể hồn tồn phụ thuộc vào ý chí của chủ thể (quy phạm tùy nghi thỏa thuận), có thể lựa chọn trong một giới hạn nhất đinh mà pháp liệu dự liệu (quy phạm tùy nghi lựa chọn-pháp luật đưa ra nhiều cách xử sự mà chủ thể sẽ lựa chọn một trong các cách xử sự đó).

Hiệu quả thực hiện pháp luật TĐKT gắn chặt chẽ với thực tiễn ở cơ quan, đơn vị, địa phương. Mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương khác nhau về đặc điểm, tính chất, đối tượng, phạm vi… do đó mà thực hiện pháp luật TĐKT thể hiệ ở phong trào thi đua và công tác khen thưởng cũng khác nhau và vô cùng đa dạng. Pháp luật TĐKT không bao trùm hết được các vấn đề này, mà giao quyền chủ động cho từng cơ quan, đơn vị, địa phương, dựa vào chức năng nhiệm vụ, đặc điểm, tình hình của mình mà phát động các PTTĐ khác nhau, thực hiện các chính sách khen thưởng khác nhau.

Ví dụ về THPL trong việc tổ chức phong trào thi đua: Điều 9 Luật Thi đua, Khen thưởng quy định: "Cơ quan, tổ chức, cá nhân c thẩm quyền c trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác thi đua, khen thưởng theo quy định của pháp luật".

Khoản 1 Điều 6 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP quy định: "Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ,... tổ chức phát động, chỉ đạo tổ chức tri n khai phong trào thi đua trong phạm vi quản lý".

Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP có quy định: “Người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị c

trách nhiệm tri n khai tổ chức phong trào thi đua trong phạm vi quản lý và một số nội dung sau: 1. Tổ chức phong trào thi đua phải gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, tổ chức và c tính khả thi, c chủ đề, tên gọi dễ nhớ, dễ tuyên truyền; nội dung bám sát nhiệm vụ chính trị, nhiệm vụ trọng tâm đ đề ra chỉ tiêu, phương pháp thi đua cụ th , thiết thực, phù hợp với điều kiện, khả năng tham gia của tập th , cá nhân”.

Thực tiễn thực hiện các quy định trên cũng không thống nhất với nhau ở các cơ quan, đơn vị, địa phương:

- Thời điểm phát động phong trào: Có cơ quan phát động từ tháng 1 đầu năm, nhưng có cơ quan lại phát động tháng 2, đối với các đơn vị sự nghiệp giáo dục (trường học) thì nhiều nơi tiến hành phát động thi đua đầu năm học (tháng 9 hằng năm).

- Hình thức tổ chức thi đua: Pháp luật quy định hai hình thức tổ chức thi đua bao gồm thi đua thường xuyên và thi đua theo đợt (chuyên đề). Hai hình thức khác nhau về mục đích, tính chất và phạm vi thời gian. Có nơi xác định phát động phong trào thi đua theo đợt có thời gian ngắn hơn thi đua thường xuyên, nhưng có nơi, thi đua theo đợt lại dài hơn thi đua thường xuyên…

- Cách thức tổ chức thi đua: Có đơn vị tổ chức phát động thi đua gồm toàn thể người lao động trong đơn vị, có nơi lại tổ chức phát động theo dạng Hội nghị đại biểu. Các thủ tục quy định trong việc phát động thi đua như khánh tiết, thứ tự chương trình, phát biểu của người lao động, thảo luận, quán triệt… cũng không quy định cụ thể, chặt chẽ, do đó mà mỗi đơn vị làm một kiểu.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)