Thực hiện pháp luật TĐKT ở Việt Nam có lịch sử hình thành và phát triển gắn với cuộc cách mạng kháng chiến kiến quốc của dân tộc, trải qua hàng thập kỷ với hàng loạt những phong trào thi đua yêu nước đã huy động sức mạnh của tồn dân tộc. Do đó, thực hiện pháp luật TĐKT có sức tác động to lớn tới thành quả cách mạng cũng như thành tựu phát triển kinh tế- xã hội hiện nay ở nước ta. Tuy nhiên, việc thực hiện pháp luật TĐKT ở một số nước trên thế giới cũng đem lại cho Việt Nam một số giá trị tham khảo nhất định:
Thứ nhất, lấy khen thưởng là động lực. Trong thực hiện pháp luật
TĐKT ở Việt Nam, với quan điểm thi đua là động lực cho việc hoàn thành nhiệm vụ chính trị, thì ở một số nước trên thế giới, đặc biệt các nước tư bản hoặc ở các tập đồn, cơng ty lại chú trọng vào khâu khen thưởng. Theo mơ hình này, cũng dựa trên tâm lý của người lao động nói chung, họ sẽ sử dụng khen thưởng nhằm khích lệ cho nhân viên trong tăng năng suất lao động, kích thích sự thi đua, sáng tạo giữa các nhân viên lại đem lại hiệu quả cao. Các phần thưởng được sử dụng linh hoạt, có thể bằng hiện vật, bằng tiền, hoặc bằng các quyền lợi khác (đi du lịch, tăng lương, các dịch vụ y tế, bảo hiểm…) được người đứng đầu đơn vị sử dụng và cơng khai từ đầu chương trình, cơng bố rộng rãi bằng nhiều hình thức tới người lao động. Như vậy, động lực để người lao động hướng tới đó chính là những phần thưởng cụ thể, và đội ngũ
người lao động sẽ thi đua với nhau, để tìm ra được người đạt được phần thưởng đó. Gạt qua những mặt tiêu cực của cạnh tranh, thì cũng giống như các hội thi, cuộc thi được tổ chức, mục đích của mơ hình này cũng nhằm tạo một sân chơi riêng cho những nhóm người nhất định, qua đó động viên người
Thứ hai, cách thức trao tặng, tôn vinh. Không chỉ ở các nước khác, ở
Việt Nam, "của cho không bằng cách cho" cũng là một nét văn hố có từ xa xưa. Việc tổ chức trao tặng từ địa điểm, thời gian, không gian, cách thức tiến hành… phải thể hiện được sự tôn trọng và tôn vinh đối với cá nhân, tập thể được khen thưởng. Việc trao tặng phải kết hợp được giữa mục đích biểu dương và tuyên truyền, lan toả tới cộng động, xã hội.
Thứ ba, đối tượng khen thưởng. Khen thưởng mục đích để ghi nhận và
tơn vinh những cống hiến, đóng góp của các cá nhân, tập thể vào sự phát triển của đất nước. Do đó, việc phân biệt các hình thức, các loại khen thưởng chỉ khác nhau ở mức độ đóng góp, mức độ cống hiến đó. Việc khơng phân biệt đối tượng cá nhân, tập thể trong nước hay ngồi nước, ở một mặt nào đó cũng có tác dụng tham khảo cho thực hiện pháp luật TĐKT ở nước ta. Trong pháp luật TĐKT ở Việt Nam có Huân chương, Huy chương Hữu Nghị dành cho đối tượng là người nước ngồi (như trường hợp ơng Park Hang Seo được tặng Huân chương Hữu nghị với thành tích dẫn dắt đội tuyển bóng đá Việt Nam vô định AFF Suzuki cup 2018).
Thứ tư, nâng cao giá trị tinh thần đối với các HTKT. Các HTKT
thường hướng tới những giá trị phi vật chất, đó là sự tơn vinh, suy tơn, biểu dương từ xã hội. Cũng vì vậy mà các nhà lành đạo thường dùng các HTKT như là hiệu ứng để lan tỏa những điều tốt đẹp trong cộng đồng. Những nhà khoa học tiêu biểu, những người hoạt động xã hội nổi bật, cả những người hoạt động trong ngành giải trí như điện ảnh, cả nhạc… khi mức độ ảnh hưởng trong xã hội, trong cộng đồng của họ càng cao, thì việc khen thưởng đối với họ, một mặt nào đó cũng sẽ có hiệu ứng lan tỏa rất nhanh. Điển hình như
trường hợp Đoàn thể thao Việt Nam tại SEA Games 20 và vận động viên Nguyễn Thị Ánh Viên được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Lao động hạng Nhất, hay việc đội tuyển bóng đá Việt Nam được khen thưởng khi đạt Huy chương vàng sau 10 năm tại AFF Suzuki cup 2018. Ở Pháp, những vận động viên đạt Huy chương vàng ở các kỳ Olympic cũng thường được xét tặng Huân chương Bắc đẩu bội tinh.
Tiểu kết Chƣơng 2
Thứ nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin đã làm rõ các đặc điểm của thi đua, khen thưởng là bản tính tự nhiên của con người, là sự tất yếu khách quan trong lao động sản xuất, thể hiện ở tính tự giác và tự thi đua của mỗi người. Bên cạnh đó, khen thưởng là sự ghi nhận, khích lệ hồn thành nhiệm vụ của mỗi cá nhân, tập thể.
Thứ hai, giữa thi đua và khen thưởng có mối quan hệ biện chứng; pháp
luật thi đua, khen thưởng điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình tổ chức, quản lý công tác thi đua, khen thưởng, từ phát động phong trào thi đua, tuyên truyền phong trào thi đua, công tác kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua đến việc khen thưởng, nhân rộng các gương điển hình tiên tiến. Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng có vai trị quan trọng trong điều chỉnh, định hướng trong hoạt động thi đua, khen thưởng; phản ánh những thành tựu, những tri thức mới trong xây dựng, phát triển hệ thống pháp luật và pháp luật về thi đua, khen thưởng; là công cụ để đảm bảo quyền lợi cho các tập thể, cá nhân và đảm bảo công bằng xã hội, hướng tới xây dựng một xã hội tốt đẹp hơn
Thứ ba, nội dung thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng gồm nhiều nội dung, tuy nhiên chủ yếu gồm bốn nội dung trọng tâm là tổ chức phong trào thi đua và xét tặng các danh hiệu thi đua; thực hiện cơng tác xét tặng các hình thức khen thưởng; thực hiện quy định về tổ chức bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng và thực hiện các quy định về quản lý nhà nước về thi đua, khen thưởng.
Thứ tư, thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng là hoạt động có mục
đích của các chủ thể nhằm làm cho các quy định của pháp luật thi đua, khen thưởng trở thành hiện thực trong cuộc sống. Các nội dung thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng được thể hiện thông qua bốn hình thức gồm tuân thủ pháp luật, chấp hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật. Chịu sự
tác động của các yếu tố chính trị, kinh tế, văn hố tư tưởng và xã hội, thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng góp phần đưa chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thi đua, khen thưởng vào thực tiễn; góp phần bảo đảm mơi trường thi đua, khen thưởng hiệu quả, thực chất; bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của các tập thể, cá nhân; góp phần tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.
Chƣơng 3
THỰC TRẠNG THỰC HIỆN PHÁP LUẬT THI ĐUA, KHEN THƢỞNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY