Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 99 - 104)

2015 của Chính phủ quy định về xét tặng danh hiệu "Thầy thuốc Nhân

3.1.1.4. Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong quản lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

lý nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng

Thứ nhất, kết quả trong việc ban hành th chế, chính sách về cơng tác thi đua, khen thưởng

Cơng tác xây dựng hồn thiện hệ thống pháp luật về TĐKT nhằm tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước được xác định là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Trong những năm qua, Ban TĐ-KT Trung ương đã tập trung nghiên cứu, tham mưu trình cấp có thẩm quyền thực hiện nhiều đề án sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT. Gần đây nhất, năm 2018 là Đề án sửa đổi, bổ sung Thông báo số 193-TB/TW ngày 20/9/2005 của Bộ Chính trị khóa IX về xét tặng Hn chương bậc cao; sửa đổi Nghị định quy định về quản lý tổ chức xét tặng danh hiệu, giải thưởng cho doanh nhân, doanh nghiệp. .. Theo đó là một loạt những văn bản đã được ban hành, có hiệu lực thực hiện.

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương cùng các bộ, ngành liên quan đã chủ động phối hợp trong xây dựng các Nghị định quy định về Danh hiệu vinh dự Nhà nước, Giải thưởng Hồ Chí Minh, Giải thưởng Nhà nước. Ban hành văn bản hướng dẫn các bộ, ngành, địa phương thực hiện các quy định về công tác TĐKT.

Các bộ, ngành, địa phương tập trung rà soát nghị định, thông tư, quy chế, quy định về TĐKT để sửa đổi cho phù hợp với quy định mới của pháp luật và thực tiễn địa phương, đơn vị. Một số bộ, ngành đã kịp thời tham mưu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT. Nhìn chung, hệ

thống văn bản quy phạm pháp luật về TĐKT tiếp tục được hoàn thiện. Ban TĐ-KT Trung ương và cơ quan chuyên trách về TĐKT các cấp đã nghiên cứu, tham mưu cho các cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về TĐKT.

Đến năm 2003, Quốc hội ban hành Luật TĐKT, hệ thống pháp luật TĐKT theo hướng hiện đại cũng đã được hình thành cùng với một loạt các Nghị định và Thơng tư hướng dẫn thi hành. Tính đến nay, có khoảng hơn 10 Nghị định hướng dẫn thi hành Luật TĐKT. Trong đó có Nghị định quy định chung về một số điều của Luật TĐKT. Cùng với sự thay đổi của Luật TĐKT thì các Nghị định này cũng thay đổi theo. Ví dụ, thi hành Luật TĐKT 2003 có Nghị định số 121/2005/NĐ-CP ngày 30/9/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật TĐKT và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật TĐKT. Tiếp đó có Nghị định số 42/2010/NĐ-CP ngày 15/4/2010 thay thế nghị định 121. Và hiện nay là Nghị định số 91/2017/NĐ- CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT.

Ngồi ra, cịn có các Nghị định quy định về từng vấn đề cụ thể trong Luật TĐKT, ví dụ, Nghị định số 122/2005/NĐ-CP ngày 04/10/2005 của Chính phủ quy định về tổ chức làm công tác TĐKT; Nghị định số 78/2014/NĐ-CP ngày 30/7/2014 của Chính phủ quy định về giải thưởng hồ Chí Minh, giải thưởng Nhà nước và các giải thưởng khác về khoa học và công nghệ; Nghị định số 145/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức kỷ niệm, nghi thức trao tặng, đón nhận HTKT, DHTĐ, Nghị định số 39/2012/NĐ-CP ngày 27/4/2012 có nội dung chính quy định về các mẫu biểu áp dụng trong công tác TĐKT…

Thơng tư về cơng tác TĐKT có thể chia làm 02 loại.

của Nghị định do Chính phủ ban hành. Ví dụ, Thơng tư số 08/2017/TT-BNV ngày 27/10/2017 của Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành một số điều của Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT.

(2) Thông tư do các Bộ ban hành hướng dẫn công tác TĐKT trong phạm vi quản lý của bộ. Ví dụ như Thơng tư số 35/2015/TT-BGDĐT ngày 31/1/2015 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về hướng dẫn công tác TĐKT ngành giáo dục; Thông tư số 38/2018/TT-BYT ngày 30/11/2018 của Bộ Y Tế hướng dẫn công tác TĐKT trong ngành Y tế… Theo số liệu thống kê năm 2015, có 42 bộ, ban, ngành, đoàn thể Trung ương đã ban hành Thông tư, quy định, hướng dẫn công tác TĐKT.

Bên cạnh đó, cũng phải kể đến các Quy chế giải thưởng, cũng có thể được coi là các yếu tố tạo nên sự đa dạng của hệ thống pháp luật TĐKT hiện nay. Hiện trong cả nước có khoảng trên 20 quy chế giải thưởng, trong đó có một số giải thưởng nổi tiếng như: Giải thưởng Tạ Quang Bửu của Bộ Khoa học và Công nghệ, Giải thưởng Phan Châu Trinh, giải thưởng Đặng Văn Ngữ của Bộ Y tế, Giải thưởng khoa học và công nghệ dành cho giảng viên trẻ trong cơ sở giáo dục đại học của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giải thưởng báo chí về khoa học và cơng nghệ của Bộ Khoa học và công nghệ…

Đối với các địa phương cũng có những chính sách, phương thức khen thưởng khác nhau nhằm ghi nhận những đóng góp của tập thể, cá nhân trong phạm vi quản lý của mình. Theo số liệu thống kê năm 2015, đã có 55 tỉnh, thành phố ban hành quy định, hướng dẫn cơng tác TĐKT. Ngồi ra, một số địa phương cịn có những quy chế, hướng dẫn khen thưởng riêng, ngoài quy chế khen thưởng chung nêu trên. Ví dụ như Quy chế xét tặng danh hiệu Người tốt việc tốt của Thành phố Hà Nội (ban hành theo Quyết định số 219/2006/QĐ-UBND ngày 07/12/2006 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, sau được thay thế bằng Quyết định số 21/2010/QĐ-UBND ngày

31/5/2010 của Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội, hiện nay thực hiện theo Quyết định số 02/2018/QĐ-UBND ngày 16/01/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội về ban hành Quy chế xét tặng danh hiệu "Người tốt, việc tốt" trên địa bàn thành phố Hà Nội); Huy hiệu Thành phố Hồ Chí Minh (ban hành theo Quyết định số 24/2018/QĐ-UBND ngày 20/7/2018 của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh về ban hành quy định cơng tác TĐKT tại Thành phố Hồ Chí Minh)…

Hai là, kết quả trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định pháp luật về thi đua, khen thưởng

Công tác tuyên truyền các PTTĐ, biểu dương, tơn vinh nhân rộng điển hình tiên tiến được các cấp, các ngành tập trung quan tâm chỉ đạo và có nhiều chuyển biến rõ nét. Cơ quan làm cơng tác TĐKT các cấp và cơ quan thông tin, truyền thông đã phối hợp chặt chẽ trong việc đẩy mạnh tuyên truyền, biểu dương các điển hình tiên tiến như: giới thiệu các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến cho các cơ quan thơng tấn, báo chí; phối hợp xây dựng chun trang, chuyên mục, tăng thời lượng đưa tin tuyên truyền gương "người tốt, việc tốt", xây dựng nội dung chuyên đề về TĐKT.

Các bộ, ngành, địa phương đã xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai tuyên truyền, nhân rộng điển hình tiên tiến để kịp thời động viên, khích lệ các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thơng qua tổ chức Hội nghị biểu dương, tơn vinh, gặp mặt, nói chuyện, giao lưu với các điển hình tiên tiến, thi viết về gương "Người tốt, việc tốt", xuất bản tạp chí, tập san chuyên đề giới thiệu các điển hình tiên tiến, tổ chức cuộc thi viết "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"....

Các cơ quan thông tin và truyền thông tăng thời lượng, xây dựng nhiều chương trình, chuyên trang, chuyên mục, giới thiệu những gương "Người tốt, việc tốt", các điển hình tiên tiến, như: Đài Truyền hình Việt Nam có chun mục "Việc tử tế"; Thông tấn xã Việt Nam có chuyên mục "Học Bác mỗi

ngày", "Gương sáng quanh ta"; Đài Tiếng nói Việt Nam với chương trình "Những bơng hoa đẹp", "Cửa sổ nhân ái"...

Ban Thi đua - Khen thưởng các tỉnh, thành phố đã chủ động phối hợp với Ban Tuyên giáo, các cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình địa phương xây dựng nhiều tin, bài, phim phóng sự, phát hành tập san chuyên đề về PTTĐ và tuyên truyền điển hình tiên tiến. Một số đơn vị có chun mục, cách tuyên truyền hay như: Báo Bình Phước mở chuyên trang "Gương điển hình thi đua yêu nước"; Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu với chuyên mục "Sống đẹp"; tỉnh Kiên Giang với chuyên mục "Thi đua là yêu nước"; tỉnh Bình Dương, tỉnh Hà Giang với chuyên mục gương "Người tốt, việc tốt". Báo Đà Nẵng với chuyên mục "Theo gương Bác", "Thành phố 4 an", "Xây dựng nếp sống văn minh đơ thị"... có sức lan tỏa rộng, kịp thời, thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân quan tâm đã mang lại hiệu quả tích cực.

Ba là, kết quả trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Đối với các đơn, thư khiếu nại, tố cáo và các đơn phản ánh, đề nghị, Ban TĐ-KT Trung ương thực hiện đúng theo pháp luật TĐKT cũng như pháp luật khiếu nại tố cáo. Các trường hợp đơn, thừ đều có cơng văn trả lời, giải đáp, hướng dẫn cụ thể để đối tượng thực hiện chính sách người có cơng được thuận lợi, nhanh chóng, đáp ứng được nguyện vọng của công dân; một số đơn thư được chuyển đến các bộ, ngành, địa phương giải quyết theo thẩm quyền, đúng quy định của pháp luật. Định kỳ hàng Q, Ban có văn bản thơng báo kết quả giải quyết đơn thuộc thẩm quyền của các bộ, ngành, địa phương, qua đó các đơn vị đã tiến hành rà soát, giải quyết, trả lời đơn thư kịp thời và báo cáo lý do những trường hợp chưa giải quyết. Công tác giải quyết đơn cơ bản đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân và đúng quy định của pháp luật.

Khoản 1 Điều 98 Luật TĐKT quy định: "Cá nhân có quyền khiếu nại, tố cáo về TĐKT theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo".

Về việc sử dụng quyền khiếu nại, tố cáo trong TĐKT, trong 4 năm (2015- 2018), đã có hơn 2400 đơn, thư khiếu nại, tố cáo trực tiếp từ công dân

hoặc qua đường bưu điện về Ban TĐ-KT Trung ương. Nội dung các đơn thư khiếu nại, tố cáo, chủ yếu liên quan đến việc thực hiện chế độ, chính sách của công tác khen thưởng liên quan tới hai cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và việc công nhận, cấp đổi hiện vật

Bảng 3.6: Số lƣợng trả lời công dân và tiếp nhận, xử lý các đơn về công tác TĐKT

Năm Trả lời công dân Đơn tố cáo Đơn khiếu nại Đơn đề nghị, phản ánh

2015 505 27 41 252

2016 308 245

2017 376 198

2018 228 15 22 233

Tổng 1417 42 63 928

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo hằng năm của Ban TĐ-KT Trung ương

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 99 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)