Kết quả thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 88)

chức, phát động phong trào thi đua

Thứ nhất, việc tổ chức, phát động các phong trào thi đua hiện nay

được được thực hiện rộng khắp ở các cơ quan, đơn vị cũng như các địa phương trong cả nước

Các PTTĐ do các cấp phát động đều có sự tự nguyện tham gia của các cá nhân, tập thể. Thơng qua các hình thức tổ chức lấy ý kiến góp ý, tuyên truyền về PTTĐ, các cá nhân, tập thể thấy rằng, việc tham gia thi đua chính là thể hiện sự trách nhiệm của bản thân đối với tập thể, cũng như đối với chính mình.

Việc đăng ký tham gia PTTĐ của người lao động phản ánh hiệu quả của công tác tuyên truyền trong đơn vị, địa phương, cũng như sự thuyết phục của các cấp lãnh đạo, của Hội đồng TĐ-KT, hoặc cũng là do sự tự nguyện của người lao động khi nhận thấy trách nhiệm và quyền lợi của mình. Người lao động có thể qua nhiều hình thức, có thể bằng văn bản, qua bưu điện, qua internet…, thể hiện ý chí cá nhân của mình để đăng ký tham gia PTTĐ. Nguyên tắc không được bắt buộc tham gia hoặc cản trở các cá nhân, tập thể đăng ký tham gia PTTĐ thực hiện nghiêm túc.

Thứ hai, việc chấp hành pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức

phong trào thi đua được tập trung vào một số nội dung sau:

Một là, trong tổ chức phát động PTTĐ, việc tổ chức PTTĐ là nghĩa vụ

phong trào của cấp trên, mặt khác quan trọng hơn, là qua PTTĐ để khơi gợi sự nỗ lực, phấn đấu người lao động trong hoàn thành nhiệm vụ của mình. Theo khía cạnh đó, những năm qua, đã có hàng ngàn PTTĐ lớn nhỏ được phát động ở các cấp, các ngành, đơn vị, địa phương và thu được những kết quả tích cực, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước.

Hai là, tổ chức lấy ý kiến của người lao động về việc tổ chức, phát

động PTTĐ. Việc tổ chức lấy ý kiến của người lao động là trách nhiệm của lãnh đạo đơn vị và Hội đồng TĐ-KT đơn vị, góp phần thực hiện quyền dân chủ của người lao động trong PTTĐ. Các PTTĐ trước khi thủ trưởng đơn vị phát động được tổ chức lấy ý kiến của mọi cá nhân, tập thể trong phạm vi quản lý. Các nội dung lấy ý kiến bao gồm chủ đề, mục tiêu, nội dung, kế hoạch… của PTTĐ. Đối với những phong trào có phạm vi, quy mơ rộng lớn thì được tổ chức lấy ý kiến của một số bộ phận nhất định. Có thể nói, qua việc bảo đảm quyền thể hiện ý kiến của người lao động, các PTTĐ thời gian qua được tổ chức hướng tới tính thực chất nhiều hơn, và cịn tạo được sự khích lệ ban đầu đối với tập thể, đội ngũ người lao động, bởi thực chất PTTĐ là phong trào của quần chúng, nhân dân lao động, theo tư tưởng của Bác.

Ba là, tổ chức tuyên truyền, động viên người lao động tham gia PTTĐ.

Nội dung này được đặc biệt coi trọng ở các địa phương hơn là khối các cơ quan, tổ chức, bởi sự xa cách về mặt địa lý, nên việc tuyên truyền qua các phương tiện thông tin đại chúng để cho người dân biết, hiểu và tham gia PTTĐ là rất quan trọng. Thực hiện trách nhiệm theo quy định pháp luật TĐKT, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận và các tổ chức xã hội khác đã tuyên truyền, khích lệ, động viên các thành viên, hội viên của mình tham gia PTTĐ, đồng thời tham gia với các cơ quan chức năng trong việc tổ chức tuyên truyền, động viên nhân dân THPL về TĐKT; Tổ chức, phối hợp với cơ quan nhà nước để tổ chức, triển khai các PTTĐ, các cuộc vận động có hiệu quả trong giai đoạn vừa qua.

Bốn là, thủ trưởng đơn vị các cấp đã tích cực tổ chức, triển khai nhiều

hoạt động thiết thực để khích lệ, động viên người lao động, người dân tự giác, hăng hái thi đua lao động, sản xuất, học tập, công tác, sáng tạo, góp phần phục vụ sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Một trong các hình thức hoạt động mà các cơ quan, địa phương hay tiến hành, đó là việc tổ chức ra các Hội thi, qua đó một mặt cổ vũ PTTĐ, tạo tâm lý phấn khởi cho người lao động, mặt khác tìm ra được những nhân tố điển hình để tơn vinh, biểu dương. Có thể kể đến một số Hội thi như Hội thi Giảng viên giảng dạy giỏi các cấp ở khối giáo dục, đào tạo; Hội thi học tập và tìm hiểu tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh; Hội thi phù đổng toàn quốc; Hội thi sáng tạo trẻ tồn quốc… được tổ chức thường niên và có ở nhiều cấp.

Thứ ba, việc áp dụng pháp luật thi đua, khen thưởng trong tổ chức, phát động phong trào thi đua đạt được một số kết quả sau

Một là, thực hiện thẩm quyền theo quy định của pháp luật, thủ trưởng đơn vị các cấp đã phát động nhiều PTTĐ yêu nước, để khơi dậy, tạo động lực cho người lao động phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ. Nội dung các PTTĐ bám sát vào nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị, địa phương, phù hợp với thực tiễn môi trường lao động, đồng thời được thể hiện ra ngồi bằng nhiều hình thức đa dạng khác nhau, có thể là phong trào ngắn hạn, phong trào dài hạn… Có thể kể đến các phong trào 2021-2025 "Đoàn kết, sáng tạo, đổi mới, thi đua xây dựng Thủ đô văn hiến, văn minh, hiện đại" của Hà Nội [86], phong trào 05 năm 2020-2025 "Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng, phát triển thành phố Đà Nẵng giàu đẹp, an bình, văn minh, hiện đại" của Đà Nẵng; Phong trào "Đổi mới, sáng tạo, thi đua xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh trở thành đơ thị thơng minh, hiện đại" của thành phố Hồ Chí Minh năm 2021 [95]; phong trào Đoàn kết, kỷ cương, đổi mới toàn diện để phát triển" của ngành tài nguyên và môi trường [104]; …

Hai là, các PTTĐ toàn quốc do Thủ tướng Chỉnh phủ phát động cũng đã được triển khai kết quả tốt. Hiện nay, cả nước đã và đang thực hiện 03 PTTĐ do Thủ tướng phát động gồm: (1) Phong trào "Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới", đây là phong trào có hiệu quả thiết thực nhất và để lại dấu ấn, làm thay đổi bộ mặt, diện mạo của nông thôn Việt Nam trong thời gian qua với nhiều mơ hình mới, sáng tạo, được thực hiện hiệu quả từ một đến một vài địa phương và lan tỏa ra cả nước, như mơ hình "Mỗi xã một sản phẩm" (OCOP) xuất phát từ tỉnh Quảng Ninh được nhân rộng thành chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2018-2020; mơ hình "Xây dựng khu dân cư nông thôn mới kiểu mẫu", "Vườn mẫu" tại tỉnh Hà Tĩnh; phong trào "Sáng, xanh, sạch đẹp" của các tỉnh Đồng bằng sông Hồng; phong trào "Cánh đồng mẫu lớn có sự liên kết 4 nhà" của các tỉnh ĐBSCL và Đông Nam Bộ; phong trào "Điểm sáng biên giới", "Tổ tự quản về an ninh trật tự ở khu vực biên giới" của các tỉnh miền núi biên giới phía Bắc; phong trào "Làng quê không rác thải", "Đường hoa thay cỏ dại" ở các tỉnh miền Trung-Tây Nguyên...

Với sự quan tâm, tạo điều kiện của Nhà nước và toàn xã hội, người dân đã thực sự trở thành chủ thể của phong trào thi đua với những việc làm thiết thực, hiệu quả. Trong 10 năm, đã có hàng vạn hộ gia đình tự nguyện hiến gần 45 triệu m2 đất, đóng góp hàng chục nghìn tỷ đồng và gần 60 triệu ngày công lao động để xây dựng các cơng trình cơng cộng, phúc lợi ở địa phương, góp phần về đích sớm gần 2 năm các chỉ tiêu xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2011-2020. Đó là 61% xã, 26% đơn vị cấp huyện và 12 tỉnh, thành phố có 100% xã về đích nơng thơn mới. Một số nơi đã xây dựng được mơ hình nơng thơn mới nâng cao, kiểu mẫu và đang nhân rộng để phấn đấu đến 2025 đạt 10% số xã nông thôn mới kiểu mẫu như dự thảo Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đề ra.

(2) Phong trào "Cả nước chung tay vì người nghèo, khơng để ai bị bỏ lại phía sau" với sự tham gia, vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự nỗ lực vươn lên của các hộ gia đình đã được triển khai ở tất cả các vùng, miền, địa phương trong cả nước, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân, giảm tỷ lệ hộ nghèo của cả nước xuống dưới 3%. So với đầu nhiệm kỳ có 32,5% xã vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, 50% huyện thốt khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn.

(3) Phong trào "Doanh nghiệp Việt Nam hội nhập và phát triển" được triển khai hiệu quả, khuyến khích khởi nghiệp, tập trung cải thiện mơi trường đầu tư kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Trong 5 năm qua, có hơn 630.000 doanh nghiệp thành lập mới và ngày càng nhiều các doanh nghiệp đạt các danh hiệu "Doanh nghiệp có sản phẩm, dịch vụ cơng nhận Thương hiệu quốc gia", "Doanh nghiệp vì người lao động"...

(4) Phong trào "Cán bộ, công chức, viên chức thi đua thực hiện văn hóa cơng sở" đã góp phần xây dựng hình ảnh người cán bộ, cơng chức, viên chức tận tụy, trách nhiệm, chuyên nghiệp, phục vụ người dân và doanh nghiệp [41].

Thứ tư, việc sử dụng pháp luật trong tổ chức, phát động các phong trào thi đua với các nội dung là các cá nhân, tập th thực hiện quyền của m nh theo quy định pháp luật đã đạt được một số kết quả sau

Một là, quyền th hiện quan đi m của m nh về PTTĐ trong cơ quan, đơn vị. Phong trào thi đua là có đối tượng tham gia chính là người lao động.

Mục đích của phong trào là hướng tới việc khơi gợi, tạo động lực cho người lao động hoàn thành nhiệm vụ. Do đó, người lao động phải có quyền thể hiện quan điểm của mình về PTTĐ trong cơ quan, đơn vị. Khi Hội đồng TĐ-KT đề xuất thủ trưởng phát động PTTĐ, căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế theo từng giai đoạn, việc cần thiết là phải lấy ý kiến của người lao động và phong trào đó. Người lao động có thể góp ý qua nhiều hình thức khác

nhau, có thể thảo luận, tổ chức lấy ý kiến trực tiếp, hoặc có thể thực hiện bằng văn bản góp ý. Từ đó, Hội đồng TĐ-KT tổng hợp và đề xuất tổ chức PTTĐ.

Hai là, quyền đăng ký tham gia PTTĐ. Người lao động có quyền đăng

ký tham gia PTTĐ do thủ trưởng đơn vị phát động. Đây là quyền cơ bản của người lao động trong PTTĐ. Để thực hiện quyền này, một mặt, khơng có ai được ép buộc hoặc ngăn cản người lao động đăng ký. Mặt khác, Hội đồng TĐ-KT đơn vị phải tổ chức cho người lao động đăng ký thi đua.

Trong thực tiễn THPL TĐKT, việc người lao động thực hiện quyền đăng ký thi đua được triển khai khá tốt. Thể hiện ở số lượng thống kê hằng năm. Trừ một số trường hợp khách quan không thể đăng ký hoặc do không đúng đối tượng (đi cơng tác nước ngồi, đi học tập nước ngồi dài hạn, do ốm đau…), còn đa số người lao động đều đăng ký thi đua. Điều này cho thấy khơng những cách nhìn của người lao động về PTTĐ đã thay đổi, mà còn thấy được hiệu quả của việc tổ chức, triển khai các PTTĐ đã được các cấp thưc hiện hiệu quả, thu hút được người lao động.

Một phần của tài liệu Luận án Tiến sĩ Thực hiện pháp luật thi đua, khen thưởng ở Việt Nam hiện nay (Trang 83 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(167 trang)