Căn cứ vào tính chất của hình thức tn thủ pháp luật nói chung, tuân thủ pháp luật trong THPL TĐKT là hình thức THPL, trong đó, các chủ thể pháp luật tự kiềm chế mình để khơng thực hiện những hành vi mà pháp luật thi đua, khen nghiêm cấm, không cho phép thực hiện. Nghiên cứu pháp luật
TĐKT cho thấy, các quy định có nội dung nghiêm cấm trong THPL TĐKT, tập trung ở một số hành vi sau:
Thứ nhất, trong THPL về tổ chức phát động các PTTĐ: (1) không được tổ
chức TĐKT trái với chính sách, pháp luật của Nhà nước; (2) không được lợi dụng TĐKT để vụ lợi; (3) không được cản trở hoặc ép buộc tham gia các PTTĐ;
Thứ hai, trong THPL về khen thưởng: (1) đối với cá nhân, tập thể đề
nghị khen thưởng, không được kê khai gian dối, làm giả hồ sơ; (2) đối với cấp xác nhận, trình khen thì khơng được xác nhận, đề nghị sai trong hồ sơ đề nghị khen thưởng; (2) đối với cấp có thẩm quyền khen thưởng không được lạm dụng chức vụ, quyền hạn để đề nghị, quyết định khen thưởng trái pháp luật;
Thứ ba, trong THPL về tổ chức quản lý nhà nước về cơng tác TĐKT:
(1) khơng được lãng phí tài sản của Nhà nước, tập thể trong TĐKT; (2) trong quản lý quỹ TĐKT, ngồi mục đích chi để tổ chức các PTTĐ và thực hiện chính sách, chế độ về khen thưởng thì pháp luật TĐKT cũng quy định cụ thể nghiêm cấm sử dụng quỹ TĐKT để chi các mục đích khác (Khoản 3 Điều 64 Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật TĐKT).
Như vậy, hình thức tn thủ pháp luật TĐKT có thể biểu hiện cách xử sự thụ động của các chủ thể; song, nó cũng có thể biểu hiện sự tự giác, chủ động và nghiêm chỉnh thực hiện pháp luật TĐKT.