Đánh giá công tác xây dựng thương hiệu

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 31 - 32)

1.2 .Quy trình xây dựng thương hiệu

1.2.8.Đánh giá công tác xây dựng thương hiệu

d. Bán hàng trực tiếp

1.2.8.Đánh giá công tác xây dựng thương hiệu

Bước tiếp theo và cuối cùng trong một chu trình xây dựng thương hiệu là đánh giá công tác xây dựng thương hiệu. Việc đánh giá công tác xây dựng thương hiệu

thông qua mức độ nhận biết thương hiệu, mức độ nhận thức giá trị sản phẩm và sự liên tưởng rõ ràng trong tâm thức khách hàng, đặc biệt là mức độ trung thành với thương hiệu. Bên cạnh đó, việc đánh giá thương hiệu căn cứ vào mức độ tăng doanh số mà

thương hiệu đã đóng góp vào, kết hợp với những chi phí đã bỏ ra.

Có khá nhiều phương pháp thường được các tổ chức và các doanh nghiệp trên thế giới đánh giá như phương pháp Delphi, phương pháp xếp hạng và phương pháp so sánh. Các phương pháp này địi hỏi chi phí cao, thời gian lâu và công sức bỏ ra lớn. Tại Việt Nam do các doanh nghiệp trong nước nguồn lực còn nhiều hạn chế nên đánh giá thương hiệu chủ yếu qua 2 phương pháp:

– Phương pháp đánh giá dựa trên doanh thu và chi phí

Đây là cách thức tiếp cận được cho rằng có khả năng tính tốn dễ dàng nhất vì

có thể dựa trên báo cáo về mặt tài chính đã đầu tư bao nhiêu cho giá trị thương hiệu. Đánh giá kết quả và phát triển thương hiệu thông qua các chỉ tiêu doanh thu và chi phí

thành cơng của chiến lược thương hiệu, từ đó có biện pháp thúc đẩy và điều chỉnh cần thiết nhằm đảm bảo hiệu quả cao nhất cho công tác xây dựng thương hiệu.

Phương pháp dựa trên lòng trung thành của khách hàng.

Lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu của một công ty trở thành một tài sản vô cùng giá trị của cơng ty, nó giúp cơng ty tiết kiệm chi phí và tăng lợi nhuận thơng qua việc giảm chi phí tiếp thị, chi phí cạnh tranh, chi phí duy trì hệ thống kênh phân phối và tăng doanh thu nhờ lôi kéo những khách hàng mới.

Khi khách hàng đã trung thành với một thương hiệu, họ sẵn sàng chi trả nhiều hơn cho thương hiệu đó thay vì chi trả cho khoản mục khác. Để đo lường sự trung

thành của khách hàng đối với một thương hiệu sản phẩm đánh giá thông qua nhu cầu

tiêu dùng của sản phẩm và tần suất lặp lại hành vi mua trong một khoảng thời gian xác

định.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác xây dựng thương hiệu tại công ty cổ phần thuỷ sản 584 nha trang (Trang 31 - 32)