CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam
4.2.1. Hoạch định chiến lược phát triển mang tầm dài hạn
Một trong các định hướng phát triển của tỉnh Hà Nam giai đoạn 2016- 2020 là: Phát triển mạnh thương mại, dịch vụ tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp, đô thị và đưa Hà Nam trở thành trung tâm dịch vụ chất lượng cao cấp của vùng vào năm 2020, trong đó có giải pháp phát triển đa dạng các loại hình tín dụng, ngân hàng; tạo điều kiện cho các ngân hàng thương mại mở chi nhánh, văn phòng đại diện trên địa bàn nhằm tăng số lượng, chất lượng các dịch vụ ngân hàng phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế xã hội. Huy động hiệu quả các nguồn vốn để cho vay. Phấn đấu dư nợ tín dụng tăng từ 18- 20%/năm, đến năm 2020 đạt 28.000 – 30.000 tỷ đồng. Với định hướng như
trên, cơ hội phát triển được mở ra rất lớn với các ngân hàng đang hoạt động và cả các ngân hàng dự kiến thành lập chi nhánh trên địa bàn tỉnh Hà Nam. Vì vậy, BIDV Hà Nam cần phải xây dựng chiến lược kinh doanh mang tầm dài hạn để kịp thời tận dụng, nắm bắt các cơ hội kinh doanh, tạo ra ưu thế trong khả năng cạnh tranh của ngân hàng đồng thời cũng để hạn chế các khó khăn, trở ngại do mơi trường kinh doanh sẽ mang tới. Để hoạch định chiến lược kinh doanh dài hạn một cách hợp lý, phù hợp với xu thế phát triển của địa bàn, địi hỏi BIDV Hà Nam phải có tầm nhìn chiến lược. Trên cơ sở mục tiêu của chiến lược phát triển BIDV đến năm 2020, BIDV Hà Nam cần xây dựng
2 chiến lược cho mục tiêu phát triển của Chi nhánh như sau:
- Chiến lược cạnh tranh hỗn hợp: Phát huy điểm mạnh, khắc phục những điếm yếu, tận dụng các cơ hội nhằm củng cố nội lực của BIDV Hà Nam, hướng đến khác biệt hóa và tối ưu hóa chi phí nhờ lợi thế về quy mơ hiện có.
Chiến lược này hướng đến 10 mục tiêu trọng tâm gồm: (i) Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nhân viên, (ii) Khai thác và tối ưu công nghệ, (iii) Cải thiện văn hóa doanh nghiệp, (iv) Vận dụng, cải tiến quy trình, thủ tục hướng đến khách hàng, (v) Tăng năng suất lao động, (vi) Tăng cường mở rộng và phát triển sản phẩm, (vii) Duy trì thị phần và phát triển nhóm khách hàng ưu việt, (viii) Gia tăng giá trị trọn đời khách hàng, (ix) Nâng cao hiệu quả hoạt động, (x) Tăng cường quản trị rủi ro.
- Chiến lược thâm nhập thị trường: Tận dụng các lợi thế của BIDV Hà Nam trên nền tảng các sản phẩm chủ lực hiện có nhằm tiếp tục thâm nhập các phân khúc khách hàng chính hiện tại của chi nhánh.
Chiến lược này hướng đến 05 mục tiêu trọng tâm sau: (i) Tăng trưởng quy mô hoạt động và thị phần, (ii) Nâng cao mức độ nhận diện thương hiệu, (iii) Cải thiện cơ cấu khách hàng, (iv) Nâng cao hiệu quả hoạt động, (v) Duy trì thị phần và phát triển nhóm khách hàng ưu việt.