Đẩy mạnh hoạt động marketing

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 131 - 135)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2. Các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của BIDV Hà Nam

4.2.8. Đẩy mạnh hoạt động marketing

Trong bối cảnh Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng với nền kinh tế thế giới, hệ thống ngân hàng trong và ngồi nước khơng ngừng mở rộng hoạt động, mơi trường kinh doanh ngân hàng trở nên có tính cạnh tranh mạnh mẽ. Vì vậy, BIDV Hà Nam cần đẩy mạnh cơng tác quảng bá các giá trị của mình, xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh theo hướng bền vững, không ngừng nâng cao vị thế, thương hiệu của BIDV Hà Nam trên địa bàn, thơng qua đó tạo dấu ấn và là cơ sở, điều kiện quan trọng để cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng đến với khách hàng.

Một số nội dung về marketing mà BIDV Hà Nam cần thực hiện trong thời gian tới gồm:

Đưa chiến lược quảng bá thương hiệu vào chiến lược kinh doanh. Trong các giải pháp thực hiện chiến lược kinh doanh thì đổi mới và nâng cao chất lượng quảng bá thương hiệu là một trong các giải pháp quan trọng để duy trì hoạt động kinh doanh bền vững của BIDV Hà Nam.

Triển khai áp dụng bộ nhận diện thương hiệu một cách đồng bộ, triệt để. Trước mắt tập trung vào một số cấu phần bên ngoài như biển thương hiệu, biển tên, biển logo, đồng phục... Thống nhất ý chí và hành động của cán bộ và lãnh đạo ngân hàng trong việc thể hiện ra bên ngồi hình ảnh của ngân hàng.

Tăng cường sử dụng phương tiện hữu hình để tạo độ tin cậy đối với khách hàng. Phương tiện hữu hình của ngân hàng rất quan trọng qua cái nhìn ban đầu của khách hàng, bao gồm: Hình ảnh bên ngồi của các cơ sở vật chất, thiết bị, máy móc, tác phong của đội ngũ nhân viên, tài liệu, sách hướng dẫn và hệ thống thông tin liên lạc của ngân hàng.

BIDV Hà Nam cần tạo ấn tượng trong mắt khách hàng giao dịch thông qua các điểm giao dịch của ngân hàng, đặc biệt là những nơi giao dịch trực tiếp với khách hàng cần được bài trí đẹp, phối màu hài hồ, dễ nhận biết và có sự khác biệt so với các ngân hàng khác. Trụ sở cần có logo và cam kết đảm bảo chất lượng cung cấp dịch vụ của ngân hàng.

Thương hiệu của ngân hàng khẳng định vị thế của ngân hàng trên thị trường. Vị thế của ngân hàng được thể hiện qua thị phần sản phẩm so với sản phẩm cùng loại, qua uy tín thương hiệu của sản phẩm và mức độ làm thỏa mãn của sản phẩm đối với khách hàng. Theo đó, BIDV Hà Nam cần cố gắng theo đuổi chiến lược phát triển thương hiệu riêng, đặc thù gắn với các sản phẩm và thế mạnh riêng có dựa trên các quy định của BIDV.

BIDV Hà Nam phải xây dựng được một chiến lược marketing cho riêng mình trên cơ sở phân định rõ khách hàng pháp nhân và khách hàng cá nhân. Đối với từng loại khách hàng, tiếp tục phân nhóm những khách hàng theo các tiêu chí như: Tiềm lực và tiềm lực tài chính, khả năng sử dụng dịch vụ ngân hàng, mức độ uy tín hay độ sâu thời gian sử dụng dịch vụ, và từ đó xây dựng cho mình một kế hoạch hành động nhằm mở rộng thị phần và nâng cao uy tín cho sản phẩm của mình trên thị trường dịch vụ.

Xây dựng và tổ chức triển khai chương trình marketing đối với các dịch vụ mới của BIDV. Đẩy mạnh quảng bá dịch vụ ngân hàng đến khách hàng, tạo niềm tin bằng chính chất lượng và phong cách phục vụ khách hàng. Đặc biệt là cần có các phương thức chăm sóc khách hàng hiệu quả, thu hút khách hàng sử dụng dịch vụ của BIDV. Việc thực hiện quảng cáo dịch vụ phải được thực hiện đồng bộ tại tất cả các điểm giao dịch, qua các phương tiện thông tin đại chúng, Internet, phương tiện báo chí, phát thanh, truyền hình...

Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình quảng cáo theo các sự kiện trong năm. Thường xuyên thực hiện các chương trình khuyến mãi, chương trình dự thưởng cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tại BIDV Hà Nam, nhất là sản phẩm có tính cạnh tranh cao như gửi tiền, chuyển tiền, mở tài khoản,... Đẩy mạnh công tác marketing để thu hút khách hàng gửi tiền bằng nhiều hình thức: Đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo rộng rãi về các sản phẩm dịch vụ ngân hàng và tiện ích nổi trội nhất đến khách hàng, chú trọng các phân khúc khách hàng mục tiêu và có tiềm năng phát triển; tổ chức hiệu quả bộ phận tư vấn và chăm sóc khách hàng để tạo cảm giác thân thiện, tôn trọng dành cho khách hàng và thơng qua đó có thể xác định nhu cầu và đưa ra chiến lược kinh doanh phù hợp; khai thác, sử dụng công nghệ ngân hàng một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm hỗ trợ đắc lực cho các thao tác nghiệp vụ; thường xuyên tổ chức nghiên cứu đối thủ cạnh tranh trên cơ sở so sánh: sản phẩm, giá cả, các hoạt động quảng cáo, hệ thống kênh phân phối với các đối thủ trực tiếp và gián tiếp để từ đó có thể tạo ra sự khác biệt cho BIDV Hà Nam so với các đối thủ, nâng cao năng lực cạnh tranh cho ngân hàng

Tăng cường đưa thông tin đến khách hàng bằng các phương thức phù hợp với trình độ tiếp nhận thông tin. Đẩy mạnh công tác marketing nội bộ nhằm thay đổi hiểu biết của nhân viên về sản phẩm từ đó tăng tính chun nghiệp trong giới thiệu, tư vấn sản phẩm. Cần chú trọng đến công tác

marketing nội bộ vì đây là kênh quảng bá trực tiếp trên diện rộng, rất hiệu quả mà không hề mất chi phí quảng cáo. Tổ chức đào tạo kỹ năng marketing, giới thiệu sản phẩm mới cho nhân viên, xây dựng các tài liệu marketing giới thiệu về BIDV và các sản phẩm dịch vụ của BIDV phục vụ công tác tiếp thị khách hàng.

Để tăng cường hiệu quả công tác marketing, BIDV Hà Nam cần mở rộng và nâng cao chất lượng hệ thống các kênh phân phối, tiến hành phân đoạn chính xác thị trường, xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu, từ đó có biện pháp chủ động tiếp cận khách hàng để giới thiệu các sản phẩm dịch vụ. Các biện pháp thường được sử dụng là quảng cáo qua các phương tiện thông tin đại chúng (báo chí, truyền hình, mạng internet...), áp dụng marketing mix, tích cực thực hiện các hoạt động quan hệ với khách hàng nhằm đi sâu tìm hiểu khách hàng và thu nhận các thơng tin từ phía khách hàng để có những phương hướng, biện pháp điều chỉnh thích hợp, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng. Hoạt động marketing tốt không những làm tăng uy tín, thương hiệu mà cịn góp phần giúp BIDV Hà Nam gia tăng lợi nhuận và phát triển bền vững.

BIDV Hà Nam cần trang bị kiến thức, kinh nghiệm và nghệ thuật tiếp cận khách hàng tới tất cả nhân viên ngân hàng, phải đào tạo được một đội ngũ cán bộ làm công tác khách hàng, chuyên nghiệp từ Trụ sở chính đến các phịng giao dịch. Mục tiêu cuối cùng của marketing ngân hàng là mang lại hiệu quả kinh doanh cho ngân hàng, hiệu quả về doanh thu hoạt động kinh doanh, hiệu quả về uy tín và thế mạnh trên thị trường.

BIDV Hà Nam cần có những chiến lược quảng bá sản phẩm dịch vụ mở rộng, đa dạng hơn qua những kênh khác như tờ rơi, catalogue, in túi, bao bì, quảng cáo trên các phương tiện vận chuyển và các biển quảng cáo ngoài trời…Đây là những cơng cụ vơ cùng hữu ích trong hoạt động marketing dịch

vụ, có thể tiếp cận khách hàng ở rất nhiều nơi, trong mọi thời điểm với những thông điệp được gửi ngày vào mắt khách hàng. Các kênh quảng bá sản phẩm trên có tính lưu giữ thông tin rất tốt, cung cấp cho khách hàng cái nhìn cụ thể về ngân hàng, về sản phẩm và dịch vụ của ngân hàng, các lợi ích khi sử dụng dịch vụ, thủ tục để sử dụng dịch vụ, những tiện ích của sản phẩm...

BIDV Hà Nam cần tiếp tục đi đầu trong việc thực hiện các chính sách, chủ trương của Chính phủ, NHNN và BIDV, thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hỗ trợ các đối tượng khách hàng đặc thù, tiếp tục triển khai mạnh mẽ các chính sách đóng góp vì xã hội và cộng đồng, thực hiện các chương trình từ thiện, an sinh xã hội... để lại ấn tượng tốt, đi sâu vào tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 131 - 135)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w