Kiến nghị với NHNN

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 137 - 140)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Một số kiến nghị với Chính phủ và NHNN

4.3.2. Kiến nghị với NHNN

Để hội nhập quốc tế thành công cần phải xây dựng mơi trường pháp lý đảm bảo tính đồng bộ thống nhất, minh bạch, bình đẳng, ổn định và phù hợp với các cam kết quốc tế có tính đến đặc thù của Việt Nam, tạo sân chơi bình đẳng và hỗ trợ cho các hoạt động kinh doanh để tất cả các ngân hàng trong nước và ngoài nước phát triển. Các văn bản pháp luật mới cần tạo điều kiện thuận lợi để các ngân hàng hiện đại hóa cơng nghệ, hoạt động kinh doanh an toàn và hiệu quả, gia tăng năng lực cạnh tranh, hội nhập tốt vào mơi trường tài chính quốc tế. Hạn chế tối đa sự chồng chéo giữa các luật khi ban hành các văn bản pháp luật mới so với các văn bản luật hiện hành đồng thời ban hành

kèm theo các văn bản hướng dẫn để các NHTM thực hiện một cách đồng nhất, đúng và đầy đủ theo qui định.

Chính sách tiền tệ cần tiếp tục được điều hành thận trọng, linh hoạt phù hợp với biến động thị trường, tăng cường vai trò chủ đạo của nghiệp vụ thị trường mở trong điều hành chính sách tiền tệ; gắn điều hành tỷ giá với lãi suất; gắn điều hành nội tệ với điều hành ngoại tệ; nghiên cứu, lựa chọn lãi suất chủ đạo của NHNN để định hướng và điều tiết lãi suất thị trường. Nâng cao hiệu quả của các cơng cụ thực thi chính sách tiền tệ như: nghiệp vụ thị trường mở, cho vay tái chiết khấu, tái cấp vốn... để đáp ứng cho nhu cầu thanh khoản cấp bách của các NHTM.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc áp dụng hiện nay cho các NHTM là khá cao, vì vậy NHNN nên xem xét giảm tỷ lệ này nhằm tạo điều kiện cho các NHTM tăng thêm nguồn vốn đế hoạt động kinh doanh và chủ động dự trữ cho thanh khoản.

Tăng cường vai trò thanh tra, giám sát đối với hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở quản lý rủi ro, thiết lập hệ thống cảnh báo sớm thông qua giám sát từ xa và xếp hạng TCTD nhằm đảm bảo cho các ngân hàng hoạt động an tồn và hiệu quả, tránh tình trạng cạnh tranh khơng lành mạnh giữa các ngân hàng. Hồn thiện khn khố pháp luật về thanh tra, giám sát ngân hàng và các quy định về đảm bảo an toàn hoạt động ngân hàng, đi đôi với việc củng cố bộ máy tổ chức, tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ thanh tra ngân hàng.

Tăng cường vai trò và năng lực hoạt động của Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) trong việc thu thập, xử lý và cung cấp thông tin nhằm hỗ trợ hoạt động kinh doanh của các TCTD; tăng cường phối hợp với các bộ, ngành để đảm bảo nhất quán giữa các chính sách kinh tế vĩ mơ, nhất là giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa; nâng cao cơng tác phân tích

và dự báo kinh tế phục vụ cho cơng việc điều hành chính sách tiền tệ, nâng cao hiệu quả công tác thống kê, dự báo, phản ứng kịp thời trước những diễn biến kinh tế, tiền tệ trong nước và quốc tế; đảm bảo tính thanh khoản của các TCTD.

Phát triển vững chắc và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống các TCTD, nhằm huy động tối đa nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội và phân bổ có hiệu quả các nguồn vốn đó cho đầu tư phát triển sản suất. Chỉ đạo các TCTD thực hiện chuyển dịch cơ cấu tín dụng theo hướng tập trung vốn cho sản xuất, xuất khẩu, phát triển nông nghiệp, nông thôn, mở rộng cho vay các doanh nghiệp vừa và nhỏ; nâng cao năng lực hoạt động và khả năng cạnh tranh của các tổ chức tín dụng trong nước.

Tăng cường hợp tác quốc tế, nâng vai trò, vị thế của Việt Nam trong cộng đồng tài chính, tiền tệ quốc tế. Đẩy mạnh cơng tác thơng tin, tuyên truyền về hoạt động ngân hàng, nhằm tạo sự đồng thuận của xã hội đối với hoạt động tiền tệ, ngân hàng, đồng thời, tạo thêm kênh giám sát của xã hội đối với hoạt động của hệ thống ngân hàng.

Hoàn thiện và phát triển hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng. Đây là hệ thống thanh tốn nịng cốt của nền kinh tế trong giai đoạn công nghệ thông tin phát triển hiện nay. Mở rộng phạm vi thanh toán điện tử liên ngân hàng ra các tỉnh, thành phố trên tồn quốc, đẩy nhanh tốc độ thanh tốn giao dịch giữa các ngân hàng.

Thường xuyên xem xét, đánh giá thực trạng cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho việc ứng dụng khoa học công nghệ vào hoạt động kinh doanh ngân hàng; phối hợp với các tổ chức tài chính trên thế giới, nghiên cứu và học hỏi kinh nghiệm về kỹ thuật cũng như nghiệp vụ nhằm nâng cấp và cải thiện công nghệ, chất lượng dịch vụ ngân hàng bắt kịp xu hướng chung của thế giới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh hà nam (Trang 137 - 140)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(151 trang)
w