1.5.1. Đánh giá quá trình tuyển dụng
Sau quá trình tuyển dụng, doanh nghiệp phải làm đánh giá về hoạt động tuyển dụng để xem xét những mặt tốt hoặc mặt chua tốt trong hoạt động tuyển dụng để đua ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác tuyển dụng. Thơng thuờng, doanh nghiệp sẽ dựa trên các tiêu chí sau:
a, Đánh giá hiệu quả của hoạt động quảng cáo tuyển dụng
Doanh nghiệp phải rà soát lại các nguồn đăng tin tuyển dụng để phân tích xem nguồn nào sử dụng có hiệu quả. Đối với các công ty lớn, họ thuờng sử dụng rất nhiều các kênh truyền thông để khuếch tán thơng tin tuyển dụng cũng nhu quảng cáo hình ảnh của cơng ty. Tuy vậy, có rất nhiều nguồn khơng đem lại kết quả cao cho hoạt dộng tuyển dụng do ứng viên không biết hoặc không tiếp xúc qua kênh thông tin đó.
b, Chi phí tài chính cho hoạt động tuyển dụng
Mỗi năm, doanh nghiệp sẽ hoạch định một khoản chi phí tài chính cho cơng tác tuyển dụng. Hoạt động tuyển dụng có đạt hiệu quả hay khơng phụ thuộc vào tỷ lệ tuơng quan giữa chi phí tài chính và số nguời ứng tuyển đuợc vào làm tại công
ty. Nếu lượng chi phí bỏ ra q lớn mà kết quả khơng có nhiều ứng viên ứng tuyển và được nhận vào làm việc tại cơng ty thì chứng tỏ hoạt động tuyển dụng không hiệu quả. Tuy vậy, khơng phải lúc nào ta cũng có thể khẳng định chất lượng tuyển dụng phụ thuộc vào chi phí tài chính và số lượng người ứng tuyển. Doanh nghiệp chỉ có thể đánh giá một cách tương đối sau khi có số liệu phản ánh kết quả kinh doanh của các đơn vị có lao động tuyển mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần xây dựng chính sách tuyển dụng khoa học nhưng vẫn phải đảm bảo số lượng và chất lượng ứng viên trên cơ sở sử dụng nguồn tài chính hợp lý.
c, Số lượng ứng viên mới bỏ việc hoặc khơng tham gia làm việc tại cơng ty
Có một số trường hợp ứng viên đã có quyết định tuyển dụng nhưng vì lý do nào đó mà khơng tham gia làm việc tại cơng ty. Những trường hợp này sẽ trực tiếp ảnh hưởng tới hiệu quả của công tác tuyển dụng. Quá trình tuyển dụng được cho là hồn thành khi ứng viên trúng tuyển chính thức tham gia lao động tại cơng ty. Chính vì thế, số lượng nhân viên mới bỏ việc càng cao chứng tỏ hiệu quả công tác tuyển dụng càng thấp và ngược lại.
d, Kết quả thực hiện công việc của nhân viên mới
Khi đánh giá hiệu quả của công tác tuyển dụng, ta phải xem xét vào mức độ thực hiện công việc của nhân viên mới. Việc đánh giá này không chỉ cho thấy chất lượng của cơng tác tuyển dụng mà cịn cho thấy rằng tổ chức bố trí đúng người đúng việc hay khơng. Nếu kết quả thực hiện cơng việc là cao thì chứng tỏ hiệu quả tuyển dụng cao và ngược lại. Để đánh giá được kết quả thực hiện công việc, tổ chức phải lập các bản đánh giá thực hiện công việc và tiến hành đánh giá.