Về thị phần hoạt động bán lẻ

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 446 (Trang 45 - 47)

I 2 năm Trên 2 năm

2.2.1. về thị phần hoạt động bán lẻ

Hiện tại, 4 ngân hàng lớn hàng đầu ( Agribank, Vietcombank, Vietinbank, BIDV) ước tính chiếm hơn 60% vốn huy động và hơn 53 % dư nợ cho vay toàn thị trường, các ngân hàng TMCP khác(ACB, MB, SCB, Sacombank.. .)chiếm gần 20% vốn huy động và hơn 21% dư nợ cho vay, còn lại một số NHTM khác và các ngân hàng nước ngoài chia sẻ gần 20% thị phần vốn huy động và dư nợ cho vay còn lại.

Điều này cho thấy thị trường ngân hàng có độ tập trung cao vào NHTMNN. NHTMNN vẫn thống trị cả thị trường tín dụng lẫn huy động nhưng họ đang mất dần thị phần cả về huy động lẫn tín dụng cho các đối thủ thuộc nhóm thương mại cổ phần. So trong nội bộ các NHTMCP thì ACB cũng đứng trong top đầu về tổng tài sản, huy động vốn và dư nợ cho vay. Năm 2015, tổng tài sản của ACB đạt 201.457 tỷ đồng, tăng 12,2% so với năm 2014( 179.610 tỷ đồng). Tổng dư nợ của ACB tăng trưởng 15,2% tính từ đầu năm 2015, cao hơn trung bình tồn hệ thống là 12,1% và đạt hơn 134 nghìn tỷ đồng vào cuối 2015.

Tăng trưởng tín dụng của ngân hàng chủ yếu nhờ cho vay khách hàng cá nhân tăng +19% so với đầu 2015 (tín dụng khối cá nhân chiếm gần 70%). Chiến lược của ACB ngay từ đầu là tập trung đẩy mạnh bán lẻ, vì vậy dư nợ khối tín dụng cá nhân tăng trong tổng cơ cấu dư nợ là phù hợp. ACB hiện là một trong những ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ và đẩy mạnh vốn cho vay cá nhân mua nhà, tiêu dùng, với lãi suất tương đối cạnh tranh trên thị trường.Về mảng huy động vốn, tăng trưởng tiền gửi từ khách hàng tại ACB tăng chậm hơn so với tăng trưởng tín dụng, đạt 13,1% tính từ đầu năm, và chỉ tăng nhẹ hơn trung bình tồn hệ thống là 12% trong bối cảnh lãi suất thấp. Vốn huy động từ khách hàng là 174.919 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch đặt ra trong năm, trong đó riêng tiền gửi từ cá nhân chiếm tỷ trọng lớn nhất ( 82,03%).

32

Dư nợ cho vay KHCN 65.22

(Nguồn: Báo cáo tài chính hợp nhất các ngân hàng năm 2015)

Trong khối các NHTMCP, tổng tài sản của ACB là cao nhưng vẫn khá khiêm tốn, kết thúc năm 2015 tổng tài sản đều thấp hơn so với Sacombank và MBbank. Trái với thời điểm trước, khi đó ACB được coi là một ngân hàng bán lẻ lớn mạnh nhất hệ thống thì hiện tại thị phần bán lẻ chỉ ở mức trung bình kể từ sau vụ việc xảy ra năm 2012 và các tác động khác đến từ nền kinh tế. Do đó, thị phần huy động và cho vay của ACB mới chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ so với toàn ngành, chứng tỏ tiềm năng thị phần của ACB còn khá lớn.

Cuộc cạnh tranh về thị phần càng trở nên gay gắt hơn khi quá trình tái cơ cấu ngân hàng theo đề án tái cơ cấu giai đoạn 2011- 2015 của NHNN được đẩy nhanh để giải quyết vấn đề nợ xấu cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Thêm vào đó, hiện nay khối NHTMNN tập trung chủ yếu vào cho vay các tập đoàn, DNNN, trong khi khối NHTMCP tập trung cho vay DN nhỏ và vừa, khách hàng cá nhân, trong khi khối ngân hàng ngoại tích cực chào vay các doanh nghiệp trong nước, thì khối ngân hàng nội cũng tích cực tiếp cận doanh nghiệp FDI. Như vậy, bức tranh về thị phần các ngân hàng sẽ còn nhiều thay đổi, ACB phải tìm ra hướng đi tích cực hơn nữa để giành lại vị thế của mình trên thị trường ngân hàng cũng như dưới góc nhìn của khách hàng.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh các dịch vụ NH bán lẻ tại NH TMCP á châu khoá luận tốt nghiệp 446 (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(87 trang)
w